1. Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo(đẩy) vật lên như thế nào so với trọng lượng của vật? 2. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt p

1. Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo(đẩy) vật lên như thế nào so với trọng lượng của vật?
2. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó như thế nào?
3. Cho ví dụ về mặt phẳng nghiêng.
4. Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
5. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Cho ví dụ về đòn bẩy?
6. Đối với đòn bẩy, Khi nào F2 < F1 ? 7. Nêu tác dụng của ròng rọc? Cho ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế?

0 bình luận về “1. Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo(đẩy) vật lên như thế nào so với trọng lượng của vật? 2. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt p”

  1. Câu 1: Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo(đẩy) vật lên nhỏ hơn  so với trọng lượng của vật.

    Câu 2: Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

    Câu 3: Ví dụ về mặt phẳng nghiêng:

    – Cầu trượt

    – Cầu thang 

    – Đường đèo lên núi 

    – Tấm ván đặt nghiêng

    – Băng chuyền

    – Cầu trượt

    Câu 4:

    Mặt phẳng nghiêng có thể giảm độ nghiêng bằng cách:

    – Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

    – Giảm chiều cao của một đầu của  mặt phẳng nghiêng.

    – Vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng vừa giảm chiều cao của một đầu của  mặt phẳng nghiêng.

    Câu 5:

     *Đòn bẩy là 1 vật rắn gồm 3 bộ phận:

    – Điểm tựa O
    – Điểm tác dụng của lực F1 là O1
    – Điểm tác dụng của lực F2 là O2

    *Ví dụ về đòn bẩy:

    – Bập bênh

    – Tay thắng trên xe đạp

    – Búa nhổ đinh

    – Cái kéo

    – Xe cần cẩu

    – Xe cút kít

    Câu 6: 

    Khi OO2>OO1   ( 1 và 2 viết ở bên dưới nha bn)

    Câu 7: *Tác dụng của ròng rọc

    -Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó,cường độ lực F bằng P nên tuy không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều. Khi sử dụng ròng rọc cố định thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật. 

    -Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực; cường độ lực:F<P, tuy không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực. Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. 

    *Ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế:

    -Dùng ròng rọc kéo gầu nước từ dưới giếng lên.

    – Kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc. 

    – Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

    Bình luận
  2. 1 khi ta dùng mặt phẳng nghiên lực kéo của ta sẽ nhỏ hơn trọng lượng của vật

    2 mặt phẳng nghiên càng nghiêng ít thì lực kéo vật lên càng nhiều

    3 Vd : cầu trượt, cầu thang, tấm ván đưa hàng lên xe tải

    4 Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

     Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng

    Vừa giảm chiều cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng

    5 gồm

    Điểm tựa ( 0 )

    Điểm đặt của lực F1(01)

    Điểm đặt của lực F2 (02)

    Vd

    kéo, kìm, xe cút kít,..

    6 khi OO1>OO2 thì F1< F2

    7 Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó,cường độ lực: F=P=> Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều.

    Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật;cường độ lực;F<P=> tuy Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.

    VD

    • Múc nước dưới giếng lên – dùng ròng rọc cố định để đổi hướng
    • Ròng rọc kéo cờ lên treo ở cột cờ
    • Ròng rọc kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng
    • Ròng rọc trong cần câu cá

     

    Bình luận

Viết một bình luận