1/ Em hãy cho biết, điều kiện để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
2/ Hãy kể tên hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước ở nước ta.
1/ Em hãy cho biết, điều kiện để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
2/ Hãy kể tên hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước ở nước ta.
1. Cá nhân người viết hoàn toàn đồng ý với quan điểm, mục đích của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không chỉ nhằm tổ chức tốt nhất cho người dân thực hiện quyền chính trị của mình, mà thông qua bầu cử để tiếp tục phát huy trách nhiệm công dân, phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc. Bầu cử không chỉ để tăng dân chủ mà còn để tăng đoàn kết, tăng đồng thuận xã hội… Và cũng thông qua bầu cử, chúng ta hình thành, bầu được những người đủ tầm nhất, đủ đức, đủ tài gánh vác công việc của quốc gia. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã chứng minh điều đó. Tại kỳ bầu cử này (tháng 5-2016), tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao (hơn 98,77%) cho thấy người dân ý thức rõ về quyền của mình và cơ quan chức năng các cấp cũng luôn nỗ lực cao nhất để mọi công dân có điều kiện thực hiện các quyền đó của mình.
2. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước[1]. Thông qua lá phiếu tín nhiệm, nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho Quốc hội. Thay mặt nhân dân Quốc hội quy định, thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước. Đây là cơ quan cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. Thông qua hoạt động của mình, Quốc hội thực hiện quyền lực của nhân dân thành ý chí của nhà nước, thể hiện trong Hiến pháp, luật, các nghị quyết, mang tính chất bắt buộc thực hiện chung đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh[2].