1. Em hãy cho biết kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của oxi ?
2. Em hãy cho biết công thức hoá học và phân tử khối của oxi ?
3. Hãy tóm tắt những tính chất vật lí của oxi ?
4. Oxi có những tính chất hoá học nào ? Mỗi tính chất viết 1 phương trình hoá học minh hoạ.
5. Oxi có ứng dụng nào trong đời sống và trong công nghiệp ?
6. Nguyên liệu dùng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là gì ? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
7. Sự oxi hoá là gì ?
8. Oxit là gì ? có mấy loại oxit ?
9. Không khí gồm những thành phần nào? tỉ lệ % ?
10. So sánh phản ứng hoá hợp với phản ứng phân huỷ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Đáp án:
1, o2
23
2,o-o
16
3,là chất khí ko màu ko mùi ko vị ít tan trog nước nặng hơn ko khí
5,dùng trog 1 số ngành công nghiệp
thợ lặn
dùng trg đèn xì
dùng trog y tế
6, KMnO4
2kmno4->k2mno4+mno2+o2
KClO3
2kclo3->2kcl+3o2
7,là sự tác dụng của oxi với 1 chất
8,là hợp chất của 2 nguyên tố trog đó có 1 nguyên tố là oxi
có2 loại oxit
9, nito(78%) oxi(21%) hơi nước và các khí khác (1%)
1. -Kí hiệu hóa học: O
-Nguyên tử khối: 16
2.
+Công thức hóa học của oxi là: O2
+Phân tử khối oxi: 32 đvC
3. – Oxi là một chất không màu, không mùi, ít tan trong nước,Oxi có khối lượng phân tử là 32 nên oxi nặng hơn không khí.
– Oxi khi bị hóa lỏng ở nhiệt độ -1830C sẽ có màu xanh nhạt và có thể bị hút bởi nam châm.
4.(*) Tính chất hóa học của oxi:
+ Tác dụng với kim loại:
t⁰
2Cu + O2 ——> 2CuO
+ Tác dụng với Hiđro:
t⁰
O2 + 2H2 ——> 2H2O
+ Tác dụng với phi kim:
t⁰
4P + 5O2 ——> 2P2O5
5. (*) Ứng dụng:
Ứng dụng của oxi:
+Phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng.
+Dùng trong đèn xì.
+Dùng trong ngành hàng không, vũ trụ.
+Thợ lặn sử dụng oxi để thở khi lặn xuống biển.
+Dùng trong y tế.
+Dùng trong một số ngành công nghiệp
6.
(*) Nguyên liệu:
-Điều chế oxi từ kali pemanganat KMnO4
t⁰
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
-Điều chế oxi từ kali clorat KClO3
t⁰
2KClO3 → 2KCL +3O2
7.
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất( có thể là đơn chất, có thể là hợp chất)
8.
(*) Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
– Có 2 loại oxit là: oxit axit và oxit bazơ
9.
+Không khí có 3 thành phần: Hơi nước và các khí khác, khí ôxi, khí Nitơ. Tỉ lệ của các thành phần chiếm: Khí Nitơ: 78% Khí Ôxi : 21%
10.
(*)Giống nhau:
– Đều là phản ứng hóa học.
(*)Khác nhau:
– Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ một chất ban đầu có thể sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
– Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ: Na2O + H2O → 2NaOH