1. Em hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của Đồng Nai sau giải phóng?
2. Sau ngày 30/4/1975, nhân dân Đồng Nai đã làm gì?
3. Trong giai đoạn 1975 – 1986, Đồng Nai đã đạt được những thành tựu nào?,
– Về kinh tế, chính trị
– Về văn hóa, xã hội.
11 giờ 30 ngày 30-4 cách đây 46 năm, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hoàn thành sự nghiệp giải phóng niềm Nam, non sông thu về một mối. 46 năm đã qua nhưng ký ức về những ngày tháng 4 lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người đã từng sống, chiến đấu trong thời khắc lịch sử thiêng liêng ấy.
Là một trong những đô thị sát đô thành Sài Gòn và là nơi đặt nhiều cơ sở quân sự của chế độ cũ, những năm trước ngày 30-4-1975, TX.Biên Hòa (nay là TP.Biên Hòa) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng ngự của chính quyền Sài Gòn. Do đó, ngay sau ngày giải phóng Biên Hòa (trưa 30-4-1975), Ủy ban Quân quản TX.Biên Hòa đã nhanh chóng tiếp quản các cơ sở của địch, truy quét tàn quân, thành lập chính quyền lâm thời
Từ cuối những năm 70, khi nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội, Đảng ta, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đã đề ra nhiều chủ trương đổi mới từng phần. Tuy vậy, những nhược điểm của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc đó về căn bản chưa được khắc phục. Đất nước bị bao vây, cấm vận. Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, chúng ta lại phạm một số sai lầm mới nên khủng hoảng kinh tế – xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạm pháp lên đến 774,7% vào năm 1986.
Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Nhưng tình hình diễn biến phức tạp, có lúc khó khăn tưởng chừng khó vượt qua: ba năm liền lạm pháp ở mức ba con số; đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh; nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa; hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp; hàng vạn giáo viên phải bỏ nghề; những vụ đổ vỡ quỹ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi. Những diễn biến quốc tế phức tạp tác động xấu đến tình hình nước ta.
Trong hoàn cảnh đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội cấp bách, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Đầu năm 1988 có nạn đói lớn ở nhiều vùng và lạm phát còn ở mức 393,8%, nhưng từ năm 1989 trở đi nước ta đã bắt đấu xuất khẩu được mỗi năm 1-1,5triệu tấn gạo; lạm phát giảm dần, đến năm 1990 còn 67,4%. Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành. Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng vị bao vây, cô lập. Công tác xây dựng Đảng có tiến bộ. Lòng tin của nhân dân từng bước được khôi phục