1. giải thích một số hiện tượng sau: + Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? + Khi ta bơm bóng thật căng, buộc thật chặt. Nhưng

1. giải thích một số hiện tượng sau:
+ Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
+ Khi ta bơm bóng thật căng, buộc thật chặt. Nhưng để lâu ngày thì bóng vẫn bị xẹp mặc dù nó không
bị thủng. Hãy giải thích tại sao?
+ Tại sao về mùa lạnh, khi sờ vào miếng đồng, ta cảm giác lạnh hơn, khi sờ vào miếng gỗ ?
+ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ?
+ Tại sao bát, đĩa thường làm bằng sứ? Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại?

0 bình luận về “1. giải thích một số hiện tượng sau: + Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? + Khi ta bơm bóng thật căng, buộc thật chặt. Nhưng”

  1. Đáp án+Giải thích các bước giải:

    – Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.

    Khi ta bơm bóng thật căng, buộc thật chặt nhưng để lâu ngày thì bóng vẫn bị xẹp mặc dù nó không bị thủng vì thành bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, các nguyên tử và phân tử cao su khi tiếp xúc lâu với nguyên tử phân tử khí Oxi ở trong quả bóng bay thì chúng sẽ sẽ khuếch tán và xen kẽ vào các khoảng trống giữa các phân tử và nguyên tử của nhau nên vậy dù quả bóng có bơm căng đến mấy thì cũng chỉ được một vài ngày rồi xẹp lại.

    – Về mùa lạnh, khi sờ vào miếng đồng, ta cảm giác lạnh hơn, khi sờ vào miếng gỗ vì trong mùa đông, nhiệt độ của cơ thể người cao hơn nhiệt độ không khí xung quanh, các vật thể để trong không khí có cùng nhiệt độ với không khí. Khi chúng ta sờ vào kim loại, do sự truyền nhiệt của kim loại nhanh hơn nhiều so với gỗ, vì vậy nhiệt lượng trên bàn tay truyền rất nhanh lên vật kim loại, tay liền cảm thấy rất lạnh. Còn khi tay sờ vào gỗ, nhiệt lượng truyền đi rất chậm, cảm giác của tay không thấy lạnh mấy.

    Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng vì khi rót vào cốc dày thì nhiệt độ của lớp thủy tinh bên trong cốc sẽ tăng lên làm cho lớp thủy tinh bên trong cốc dãn ra, còn nhiệt độ của lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp tăng lên do cốc dày chưa kịp dẫn nhiệt ra lớp thủy tinh bên ngoài nên lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp dãn ra => cốc dễ vỡ.Cònvới cốc mỏng, khi rót nước sôi vào thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra lớp bên ngoài làm cho nhiệt độ của lớp bên ngoài cũng tăng=>cả 2 lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cốc đều dãn ra nhanh chóng và gần như cùng lúc=>cốc khó vỡ.Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi thì ta nên tráng 1 lớp nước sôi ở phía bên ngoài cốc trước khi rót vào cốc.

    – Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín. Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

     

    Bình luận
  2. 1.

    -Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, các phân tử nước và phân tử đường chuyển động càng nhanh.

     – Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

    Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

    Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ

    -Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ

    Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Nồi xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

    Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

    Bình luận

Viết một bình luận