1. Giải thích tại sao trong thực tế, để giảm công suất hao phí người ta thường sử dụng biện pháp tăng hiệu điện thế mà không phải biện pháp giảm điện

1. Giải thích tại sao trong thực tế, để giảm công suất hao phí người ta thường sử dụng biện pháp tăng hiệu điện thế mà không phải biện pháp giảm điện trở của dây dẫn
2.
Cho mạch điện gồm 2 điện trở R1= 12ôm, R2= 6 oomvmawcs song song nhau giữa hai điểm có hiệu điện thế Ừ= 12V
a, tính điện trở tương đương của mạch điện
b, tính nhiệt lượng tỏa ra trên mạch điện trong 10p

0 bình luận về “1. Giải thích tại sao trong thực tế, để giảm công suất hao phí người ta thường sử dụng biện pháp tăng hiệu điện thế mà không phải biện pháp giảm điện”

  1. Câu 1:

    Ta có công thức: \({P_{hp}} = {\left( {\dfrac{P}{U}} \right)^2}R\)

    Khi tăng U n lần thì công suất hao phí giảm \({n^2}\) lần.

    Khi giảm R n lần thì công suất hao phí giảm n lần.

    Hơn nữa, tăng U chỉ cần dùng máy biến thế, còn giảm R phải tăng tiết diện dây hoặc thay đổi chất liệu dây, tốn kém hơn rất nhiều.

    Câu 2:

    a) Điện trở tương đương là:

    \(R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{12.6}}{{12 + 6}} = 4\Omega \)

    b) t = 10 phút = 600s

    Nhiệt lượng tỏa ra là:

    \(Q = \dfrac{{{U^2}}}{R}t = \dfrac{{{{12}^2}}}{4}.600 = 21600J\)

    Bình luận

Viết một bình luận