1 giải thích vòng đời của sán lá gan 2 tập tính của cá chép 3 cấu tạo và dinh dưỡng trùng biến hình và trùng giầy

1 giải thích vòng đời của sán lá gan
2 tập tính của cá chép
3 cấu tạo và dinh dưỡng trùng biến hình và trùng giầy

0 bình luận về “1 giải thích vòng đời của sán lá gan 2 tập tính của cá chép 3 cấu tạo và dinh dưỡng trùng biến hình và trùng giầy”

  1. Vòng đời của sán lá gan:

    – Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

    Bình luận
  2. Giải thích các bước giải:

    Câu 2: Tập tính của cá chép

    -Cá chép sống ở tầng đáy, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước.

    -Cá chép thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu,…).

    -Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0 – 40oC, nhiệt độ lý tưởng nhất ở khoảng 20 – 27oC.

    -Cá chép thường sống thành bầy đàn, mỗi nhóm có từ 5 cá thể trở lên. 

    -Là loài ăn tạp

    -Cá sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào mùa xuân – hè (tương ứng tháng 3 – 6) và mùa thu (tương ứng tháng 8 – 9). Cá chép thường đẻ nhiều vào ban đêm và trứng cá sẽ bám vào rong rêu hoặc dạt vào cái bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước.

    Câu 3:

    1. Cấu tạo trùng biến hình
    -Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân, ngoài ra còn có không bào tiêu hóa và không bào co bóp
    2. Dinh dưỡng
    Trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi.

    – Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).
    – Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
    – Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
    – Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

    Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.

    1. Cấu tạo trùng giày:
    Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm : nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chồ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu
    2. Dinh dưỡng
    Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu
    vo thành viên trong không bào tiêu hoá. Sau đó bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể nột quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

    Bình luận

Viết một bình luận