1…Hoàn cảnh ra đời tổ chức ASEAN? 2… Nhiện vụ liên hợp quốc? Những tổ chức nào hành động ở việt nam? 3. Chương trình khai thác thuộc địa của ph

1…Hoàn cảnh ra đời tổ chức ASEAN?
2… Nhiện vụ liên hợp quốc? Những tổ chức nào hành động ở việt nam?
3. Chương trình khai thác thuộc địa của pháp ở việt nam (về kinh tế)?

0 bình luận về “1…Hoàn cảnh ra đời tổ chức ASEAN? 2… Nhiện vụ liên hợp quốc? Những tổ chức nào hành động ở việt nam? 3. Chương trình khai thác thuộc địa của ph”

  1. 1/

    * Hoàn cảnh ra đời:

    – Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

    – Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

    ⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

    2/

    – Nhiệm vụ của liên hợp quốc gồm:

    • Duy trì hào bình và an ninh thế giới
    • Phát triển mối quan hệ hữu nghị  giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc và thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo…

    – Những việc làm của Liên Hợp Quốc  giúp nhân dân Việt Nam mà em biết:

    • Chăm sóc trẻ em, bà mạ mang thai nuôi con nhỏ
    • Tiêm chủng, phòng dịch
    • Đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính.
    • Giúp đỡ các vùng bị thiên tai, gặp nhiều khó khăn

    3/

     Về kinh tế:

    – Tích cực:

    + Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

    + Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

    – Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

    + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

    + Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

    + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

    => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

    Bình luận

Viết một bình luận