1. Kể tên các công trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại .
2, Trình bày thời gian hình thành nước Văn Lang.
3. Cho biết đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
4.. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xảy ra như thế nào?
5. Nhà nước Âu Lạc thành lập và sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
Cho biết vì sao lại sụp đổ?
* Nhà nước Âu Lạc bị sụp đổ trong hoàn cảnh: Năm 179TCN, nước ta bị nhà Triệu xâm chiếm.
* Nguyên nhân:
– Khách quan:
+ Quân Triệu Đà mạnh, đã có sự thăm dò, tìm hiểu kĩ lưỡng về tình hình nước ta.
+ Triệu Đà sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt để xâm chiếm nước ta.
– Chủ quan:
+ Vua An Dương Vương chủ quan, lơ là cảnh giác
+ Vua An Dương Vương ỷ lại vào nỏ thần nên không có sự chuẩn bị chu đáo
+ Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn
1.-nhà thờ Santa Sabina
-Đấu trường la mã
-nhà thờ nativity
-lăng của Hadrian
-cầu ponte frabicio
-………..
2. Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 tr.CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang.
3.
– Ở: phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
– Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ.
– Đi lại: chủ yếu bằng thuyền.
– Ăn: thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
– Mặc: Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
4.
– Hoàn cảnh:
+ Vào cuối thế kỉ III TCN – đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. “Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn”.
+ Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời.
– Diễn biến:
+ Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu – Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt… Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
+ Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
– Kết quả:
+ Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu – Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong”.
+ Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.
5.
Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc:
– Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
– Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng làm vua như trước.
– Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh:
Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
– Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.
– Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
– Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc.
– An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng.
=> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ.