1.Kể tên các nhóm chim và đại diện của từng nhóm?
2. Trình bày đặc điểm chung của lớp chim ?
3. Cho ví dụ về lợi ích và tác hại của chim đối với đời sống con người?
4. Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
“nhờ các bạn giải dùm mình ạ” mình cả ơn !
ưu tiên câu trả lời hay ạ
Đáp án:
1. Lớp chim được chia làm 3 nhóm:
1. Nhóm chim chạy
Đại diện : Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu úc
2. Nhóm chim bơi
Đại diện : Chim cánh cụt
3. Nhóm Chim bay
Đại diện: Chim bổ câu, chim én…
2. Đặc điểm chung: mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
3.
* Lợi ích của chim:
– Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,…
– Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…
– Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).
– Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).
– Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô…).
– Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây …).
* Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại:
– Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá …
– Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.
– Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.
4. Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: Phổi gồm một hệ thống ống khí dày đặc tạo nên bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khí qua phổi nhờ vào hệ thống túi khí phân nhánh len lỏi vào hệ cơ quan, trong các xoang rỗng của xương. … Khi chim đậu, hoạt động hô hấp nhờ vào sự thay đổi thể tích lồng ngực.
1.
Lớp chim được chia làm ba nhóm:
-Nhóm chim chạy: Không biết bay thích nghi với đời sống chạy nhanh trên thảo nguyên hay sa mạc: đà điểu Phi, đà điểu Mĩ, đà điểu Úc,…
-Nhóm chim bơi: Hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi với đời sống bơi lội trong biển: chim cánh cụt,….
-Nhóm chim bay: Biết bay ở những mức độ khác nhau, có thể thích nghi với lối sống đặc biệt như bơi lội :Gà, vịt ,chim bồ câu, én, sáo,..
2.
Chim là động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:
-Mình có lông vũ bao phủ
-Chi trước biến đổi thành cánh
-Có mỏ sừng
-Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
-Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể
-Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
-Là động vật hằng nhiệt
3.
Lợi ích của chim:
-Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,…
-Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…
-Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).
-Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).
-Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô…).
-Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây …).
Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại:
-Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá …
-Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.
-Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.
4.
Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
-Phổi gồm một hệ thống ống khí dày đặc tạo nên bề mặt trao đổi khí rất rộng.
-Sự thông khí qua phổi nhờ vào hệ thống túi khí phân nhánh len lỏi vào hệ cơ quan, trong các xoang rỗng của xương.
+Khi chim bay, hô hấp nhờ vào túi khí ngực và túi khí bụng phối hợp hoạt động làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí theo một chiều, giúp phổi không có khí đọng, tận dụng lượng oxi hít vào.
+Khi chim đậu, hoạt động hô hấp nhờ vào sự thay đổi thể tích lồng ngực.
-Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo lên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.