1.kể tên các thể loại tập làm văn đã học từ đầu chương trình lớp 6 2. Hãy viết một bài văn nói về những điều em học được qua văn chương(ngắn thui)

1.kể tên các thể loại tập làm văn đã học từ đầu chương trình lớp 6
2. Hãy viết một bài văn nói về những điều em học được qua văn chương(ngắn thui)

0 bình luận về “1.kể tên các thể loại tập làm văn đã học từ đầu chương trình lớp 6 2. Hãy viết một bài văn nói về những điều em học được qua văn chương(ngắn thui)”

  1.  1. Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành (hành chính – công vụ).

    – Văn bản tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa nhằm biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.

    – Văn bản miêu tả lại tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biểu hiện nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng.

    – Còn văn bản thuyết minh lại trình bày thuộc tính, cấu tậo, nguyên nhân, giúp người đọc có tri thức khách quán và có thái độ đúng đắn đối với chúng.

    – Văn bản biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật nhằm bày tỏ tính chất và khơi gợi sự đồng cảm.

    – Văn bản nghị luận trình bày tư tưỏng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận nhằm thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

    – Văn bản điều hành (hành chính – công vụ) trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí hay bày tỏ yêu cầu, quyêt định của người có thẩm quyền đối vởi người thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ nhằm bảo đảm các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật

    2. Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.

    Bình luận

Viết một bình luận