1|khái niệm,cấu tạo từ TIẾNG VIỆT,nghĩa của từ,các cách giải thích nghĩa của từ.Lấy ví dụ minh họa 2|khái niệm từ nhiều nghĩa,các các cách chuyển nghĩa của từ,các lỗi mắc phải khi dùng tính từ(nguyên nhân,cách khắc phục).Lấy ví dụ minh họa 3|Khái niệm phân loại,đặc điểm của danh từ,cụm danh từ,động từ,cụm động từ,tính từ,cụm tính từ;số từ;lượng từ;chỉ từ.Lấy ví dụ minh họa 4|Thế nào là tự sự?mục đích cưa tự sự? dàn bài của 1 đoạn văn tự sự? ngôi kẻ trong văn tự sự? thứ tự kẻ trong văn tự sự? BẠN NHỚ LẤY Ở TRONG SÁCH HOẶC VỞ NV 6 NHA NẾU LÀM ĐÚNG MÌNH SẼ CẢM ƠN,CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT
Khái niệm cấu tạo từ TIẾNG VIỆT :
– TIẾNG là đơn vị cấu tạo nên từ
– Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn . Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức
– Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép . Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy .
Khái niệm nghĩa của từ :
– NGHĨA CỦA TỪ là nội dung ( sự vật , tính chất , hoạt động , quan hệ , ……) mà từ biểu thị .
Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách chính như sau :
– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
VÍ DỤ VỀ NGHĨA CỦA TỪ
Tập quán : đưa ra khái niệm mà từ biểu thị
lẫm liệt : đưa ra từ đồng nghĩa
nao núng : đưa ra từ trái nghĩa
2 Khái niệm từ nhiều nghĩa
– Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa
-CHUYỂN NGHĨA : là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ , tạo ra những từ nhiều nghĩa
– Trong từ nhiều nghĩa có :
+ NGHĨA GỐC : là nghĩa xuất hiện từ đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác .
+ NGHĨA CHUYỂN : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
1 lặp từ
2 lẫn lộn từ gần âm
3 dùng từ không đúng nghĩa
NGÀY MAI , CHÚNG EM SẼ ĐI THĂM QUAN VIỆN BẢO TÀNH CỦA TỈNH : THĂM QUAN : DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGĨA : CÁCH SỬA : THAM QUAN
3 PHÂN LOẠI
DANH TỪ tiếng việt được chia thanh hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật . Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm , đo lường sự vật . Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người , vật hiện tượng , khái niệm , ……
Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm là :
– Danh từ chỉ đợn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ )
– Danh từ chỉ đơn vị quy ước .Cụ thể là :
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác
+Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
Danh từ chỉ sự vật :
+ danh từ chung
+ danh từ riên
CỤM DANH TỪ
CỤM DANH TỪ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ , nhưng hoạt động trong câu giống như 1 danh từ
ĐỘNG TỪ
ĐỘNG TỪ là những từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật .
ĐỘNG TỪ thường kết hợp với các từ ĐÃ, SẼ , ĐANG , CŨNG , VẪN ,HÃY , CHỚ , ĐỪNG , ………
CHỨC VỤ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ . khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ ĐÃ , SẼ , ĐANG , CŨNG , VẪN , HÃY , CHỚ , ĐỪNG , ………..
CÓ 2 LOẠI ĐỘNG TỪ CẦN ĐÁNG CHÚ Ý LÀ
– động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm )
– động từ chỉ hoạt động ( ko đòi hỏi động từ khác đi kèm )
ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI GỒM HAI LOẠI NHỎ
-động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi LÀM GÌ )
– động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi LÀM SAO ? , THẾ NÀO ? )
CỤM ĐỘNG TỪ là loại tổ hợp từ do động từ với 1 số từ ngữ phụ thộc nó tạo thành . Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm , tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa
TÍNH TỪ
là những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái .
tính từ có thể kết hợp với các từ ĐÃ ,SẼ ,ĐANG ,CŨNG ,VẪN ,………… để tạo thành cụm tính từ . Khả năng kết hợp với các từ HÃY , CHỚ , ĐỪNG của tính từ rất hạn chế
CÓ 2 lọa tính từ cần đáng chú ý
– Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ )
– Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ )
SỐ TỪ
là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật . Khi biểu thị số lượng sự vật , số từ thường đứng trước danh từ . Khi biểu thị thứ tự , số từ đứng sau danh từ
LƯỢNG TỪ
là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật .
Dựa vào vị trí trong cụm danh từ , có thể chia lượng từ thành hai nhóm :
– Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
– Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
TỰ SỰ
( kể chuyện ) là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc , thể hiện 1 ý nghĩa
NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
khi kể chuyện , có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự , tự nhiên việc gì xảy ra trước kể trước việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết
DÀN BÀI VĂN TỰ SỰ thường gồm có ba phần
MB
TB
KB
Giải thích các bước giải: