(1)Khi xã hội phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy mới với những trang trí, họa tiết đẹp đẽ – chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các màn hình máy tính – có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đúng như ThS. Nguyễn Hữu Giới đã viết: ”Sách và văn hóa đọc lo mà không lo trước sự bùng nổ và lấn át mạnh mẽ của của phương tiện nghe nhìn hôm nay mà chỉ là vấn đề tương hợp và tương tác giữa đặc trưng các loại hình với những nhu cầu thực tế luôn biến động và phát triển trong xã hội.”
(2)Trong xã hội thông tin hiện đại, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã các màn hình và thùng loa đảm nhận . Thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.
a. Chỉ ra câu chủ đề trong mỗi đoạn văn trên.
b. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau:
Trong xã hội thông tin hiện đại, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã các màn hình và thùng loa đảm nhận.
c. Tại sao tác giả tin rằng: Sách không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó?
d. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả khi cho rằng, trong xã hội hiện nay, thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại? Vì sao?
a) Câu chủ đề :
(1) sách vẫn không hề mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó.
(2) Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.
b) Trạng ngữ : ” Trong xã hội thông tin hiện đại”
c) Vì sách có giá trị cao thì được truyền từ đời này sang đời khác, giá trị về những bài học của sách vẫn còn được lưu truyền rộng rãi. Những cuốn sách bổ ích thì càng có giá trị cao, nhưng đều mang đến cho con người ta những bài học, kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống.
d) Em có đồng ý. Vì giới trẻ hiện nay đa phần đều dành thời gian các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook,… thay vì đọc sách. Vì vậy hiện nay, văn hóa đọc của giới trẻ đang bị ảnh hưởng nghiệm trọng từ sự bùng nổ thông tin của các trang mạng xã hội.
a,
câu chủ đề của (1) : Khi xã hội phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều
câu (2) : Trong xã hội thông tin hiện đại, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã các màn hình và thùng loa đảm nhận
b, trạng ngữ là trong xã hội thông tin hiện đại
c, tại vì sách là nơi lưu trữ thông tin không bao giờ có thể mất đi dù cho cũ bao nhiêu thì giá trị của sách vẫn giữ được cái giá trị cao đẹp
d, -Em đồng tính với quan điểm trong xã hội hiện nay, thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp
-Vì thời đại hiện nay có nhiều mạng thông tin, ứng dụng phổ biến như youtube, google……….. làm thu hẹp việc đọc sách và độc giả vì co hẹp
xin hay nhất :3