1.khoan dung là gì?
2.khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
3.học sinh cần rèn luyện như thế nào để có tính khoan dung?
4.xây dựng gia đình văn hóa là gì?
5.xây dựng gia đình văn hóa mỗi người chúng ta cần làm gì?
6.họa sinh cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?
7.nêu các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa
1.Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho khi họ sửa chữa và nhận ra lỗi lầm
2.Khoan dung có ý nghĩa là rộng lòng tha thứ ,người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
3.Học sinh cần :
+ Tôn trọng và cảm thông cho người khác
+Không chấp nhặt , hẹp hòi , ích kỉ
+Hi sinh vì mọi người
4.Xây dựng gia đình văn hóa là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội.
5.Xây dựng gia đình văn hóa mỗi người chúng ta cần làm:
+Thực hiện tốt bổn phận , trách nhiệm của mình với gia đình
+Sống giản dị , không ham vui thiếu lành mạnh
+Không sa vào tệ nạn xã hội
6.Học sinh cần làm để xây dựng gia đình văn hóa :
+Chăm ngoan , học giỏi
+Kính trọng , giúp đỡ ông bà bố mẹ
+Yêu thương anh chị em
+Không ăn chơi đua đòi
+Không làm điều gì tổn hại đến danh dự của gia đình
7.Các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa :
+ Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
+ Đoàn kết với xóm giềng
+ Làm tốt nghĩa vụ công dân
Xin lỗi vì đã bắt cậu phải chờ lâu :(((
Nếu đc cho tớ xin 5*+cảm ơn và ctlhn nhae~
Cảm ơn cậu trc ạ~
câu 3:
Để học sinh rèn luyện tính hoan dung cần:
– Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn
– nhường nhịn bạn bè và em nhỏ
– ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp ban sửa chữa khuyết điểm
– chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người
câu7:
Các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa:
– Các thành viên trong gia đình:
+ Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau
+ Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình
+ Biết kính trên nhường dưới
+ Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư
+ Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi
– Bản thân em:
+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em
+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
+ Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn
+ Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa