1 khối lượng của một vật là j đơn vị đo khối lượng dụng cụ đo khối lượng 2 trọng lực là j đơn vị lực dụng cụ đo lực 3 tác dụng của ròng

1 khối lượng của một vật là j
đơn vị đo khối lượng
dụng cụ đo khối lượng
2 trọng lực là j
đơn vị lực
dụng cụ đo lực
3 tác dụng của ròng rọc
tác dụng của đòn bảy
tác dụng của mặt phẳng nghiêng
vd về sử dụng máy cơ đơn dản trong đời sống cả 3 loại mcđg luôn nha
đúng, chính xác=5*+ctlhn ko cần nhanh đâu đảm bảo đủ là đc

0 bình luận về “1 khối lượng của một vật là j đơn vị đo khối lượng dụng cụ đo khối lượng 2 trọng lực là j đơn vị lực dụng cụ đo lực 3 tác dụng của ròng”

  1. Đáp án:

    1.

    Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.

    Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam (kí hiệu kg)

    Dụng cụ đo khối lượng là cân

    2.

    Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

    Đơn vị lực là Niu tơn (kí hiệu: N)

    Dụng cụ đo lực là lực kế.

    3.

    Tác dụng của ròng rọc là: Thay đổi hướng của lực và giảm lực kéo.

    Ví dụ: Kéo cờ.

    Tác dụng của đòn bảy là thay đổi hướng của lực và giảm lực kéo.

    Ví dụ: kéo, kiềm,…

    Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là thay đổi hướng của lực và giảm lực kéo.

    Ví dụ: Đưa hàng lên xe tải, đường đèo.

    Bình luận
  2. 1.

    – Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.

    – Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

    – Dụng cụ đo khối lượng là cân.

    2.

    – Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

    – Đơn vị đo lực là Niuton, kí hiệu là N.

    – Dụng cụ đo lực là lực kế.

    3.

    – Tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.

    Ví dụ: Kéo bao cát, xi măng ở công trường lên tầng cao, … 

    Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    Ví dụ: kéo, bập bênh, …

    – Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    Ví dụ: Sử dụng một tấm ván để dắt xe lên nhà, đưa thùng phi lên xe tải, … 

    4. 

    – Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

    Bình luận

Viết một bình luận