1.khu vực bắc mĩ có các dạng địa hình nào 2.châu mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào 3.bắc mĩ có những đới khí hậu nào 4.giải thích vì sao duyê

1.khu vực bắc mĩ có các dạng địa hình nào
2.châu mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào
3.bắc mĩ có những đới khí hậu nào
4.giải thích vì sao duyên hải phía tây của vùng trung an-đét lại có hoang mạc
5.so sánh địa hình bắc mĩ và nam mĩ

0 bình luận về “1.khu vực bắc mĩ có các dạng địa hình nào 2.châu mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào 3.bắc mĩ có những đới khí hậu nào 4.giải thích vì sao duyê”

  1. 1.Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến: – Hệ thống Cooc – đi – e đồ sộ ở phía tây và nhiều các dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

    2.Châu Mĩ giáp với:

    – Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.

    – Phía Tây giáp Thái Bình Dương.

    – Phía Đông giáp Đại Tây Dương.

    3.Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

    – Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

    4.Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.

    5.

    *Giống nhau :

     – Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

    * Khác nhau :

    + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

    + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

    + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

    Bình luận
  2. 1. Các khu vực địa hình

     Địa hình được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

    a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây

                – Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.

                – Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.

                – Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…

    b. Miền đồng bằng ở giữa

                – Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

                => Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.

                – Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi).

    c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

                – Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.

                – Hướng đông bắc – tây nam.

                – Giàu khoáng sản than và sắt.

    2 . Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
    3 . Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. – Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

    4.Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.

    5.

    — Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
    – Khác nhau :
    + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
    + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
    + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

    Bình luận

Viết một bình luận