1. Khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hửởng dao ba cường quốc thoả thuận ở hội nghị IANTA ạ 2. Sự đối lập giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đô

1. Khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hửởng dao ba cường quốc thoả thuận ở hội nghị IANTA ạ
2. Sự đối lập giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa ạ
Bài 1 lịch sử 12 ạ

0 bình luận về “1. Khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hửởng dao ba cường quốc thoả thuận ở hội nghị IANTA ạ 2. Sự đối lập giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đô”

  1. 1 châu Âu, châu Á

    2*Sự đối lập về chính trị:

    – Nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau:

    + Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949) theo chế độ Tư bản chủ nghĩa.

    + Đông Đức: Công hòa Dân chủ Đức (10-1949) theo chế độ Xã hội chủ nghĩa

    – Các nước Tây Âu và Đông Âu:

    + Khối nước Tây Âu: theo chế độ Tư bản chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng của Mĩ.

    + Khối nước Đông Âu: theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Liên Xô.

    *Sự đối lập về kinh tế:

    – Khối nước Tây Âu: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu (kế hoạch Mác san).

    – Khối nước Đông Âu: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949).

    Chú ý: dựa vào nền kinh tế và chế độ chính trị của hai nước Liên Xô và Mĩ để suy ra chế độ chính trị và kinh tế các nước nắm trong vùng ảnh hưởng của hai cường quốc này lựa chọn.

    Bình luận
  2. 1. Phân chia khu vực ảnh hưởng của 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta

    – Châu Âu:

    + Liên Xô: Đông Đức, Đông Béc – lin, Đông Âu

    + Mĩ, Anh, Pháp: chiếm đóng Tây Đức, Tây Béc – lin và các nước Tây Âu

    => Đông âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ

    – Châu Á:

    + Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á với điều kiện: khôi phục chủ quyền của Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904), trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Sakhalin, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin; chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên

    + Mĩ: chiếm đóng Nhật Bản, chiếm đóng miền Nam Triều Tiên

    – Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây

    2. Sự hình thành 2 hệ thống XH đối lập:

    * Nước Đức

    – Tại Hội nghị Pốt xđam (17/7 đến 2/8/ 1945), Liên Xô, Mỹ, Anh:

    + Thống nhất và hòa bình ở Đức

    + Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

    + Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh:

    – Trái với thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam, tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức.

    – Tháng 10.1949, với sự giúp đở của LX, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức.

    * Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu

    – Trong những năm 1945-1947, với sự giúp đở của LX, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách: xây dựng nhà nước Dân Chủ Nhân Dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ…

    – Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế(SEV) được thành lập đã tăng cường sự hợp tác giữa LX và các nước Đông Âu, từng bước hình thành các nước XHCN.CNXH trở thành hệ thống thế giới.

    * Các nước Tây Âu

    – Sau chiến tranh, Mỹ đã thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” ( Còn gọi là kế hoạch Mác san) nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước nầy mên kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng.

    => Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa

    Bình luận

Viết một bình luận