1.Mặt đối lập là gì? Ví dụ? 2. Đấu tranh giữa các mặt đỗi lập?ví dụ? Kết quả? 3.các khái niệm lượng,chất,độ,điểm nút?ví dụ? 4.ví dụ về lượng đổi, chất

By Autumn

1.Mặt đối lập là gì? Ví dụ?
2. Đấu tranh giữa các mặt đỗi lập?ví dụ? Kết quả?
3.các khái niệm lượng,chất,độ,điểm nút?ví dụ?
4.ví dụ về lượng đổi, chất đổi?
5.các khái niệm phủ định , phủ định siêu hình,phủ định biện chứng,phủ định của phủ định? 4 ví dụ?

0 bình luận về “1.Mặt đối lập là gì? Ví dụ? 2. Đấu tranh giữa các mặt đỗi lập?ví dụ? Kết quả? 3.các khái niệm lượng,chất,độ,điểm nút?ví dụ? 4.ví dụ về lượng đổi, chất”

  1. Câu 1

    Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Ví dụ: … Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.

    Câu 2

    Ví dụ về mặt đối lập của mâu thuẫn:

    – Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    – Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội…

    Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập:

    – Ngày và đêm 

    – Điện tích âm và điện tích dương

    – Sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã hội…

    Kết quả:

    – Sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.

    Câu 3 

    Khái niệm chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy với tư cách là những phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

    + Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng hợp các thuộc tính cơ bản, khách quan, vốn có của một sự vật nào đó; cái mà nhờ đó, sự vật là nó, khác với sự vật khác.

    + Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật (tạo thành cơ sở khách quan cho sự tồn tại của chất của sự vật) về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

    Ghi chú: Một sự vật có thể có nhiêu loại lượng và nhiều loại chất (tương ứng với từng loại lượng cụ thể).

    + Khái niệm “độ” dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi).

    + Khái niệm “điểm nút” dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực tiếp dẫn đến những thay đổi về chất.

    + Khái niệm “bước nhảy’’ dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.

    Ví dụ, xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện

    atmotphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).

    Câu 4

    Ví dụ về lượng

     – Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

    Ví dụ về chất

     – Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

    Câu 5

       Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

    + Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.

    + Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

    Ví dụ, quá trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.

    –     Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển

    Phủ định biện chứng giữ vai trò tạo ra những điều

    kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định đó, một mặt kế thừa được những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.

    –  Đặc trưng của phủ định biện chứng

    Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đó của sự phủ định cũng còn gọi là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủ định biện chứng cũng là quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật.

    Ví dụ, quá trình vận động của tư bản (k) từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới – hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản.

    –   “Phủ định của phủ định”

    Khái niệm “phủ định của phủ định” hay “phủ định cái phủ định” hoặc “phủ định sự phủ định” có 2 nghĩa cơ bản:

    + Một là, dùng để chỉ quá trình phủ định lặp đi lặp lại trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. (A – B -C.., trong đó: A bị B phủ định, nhưng đến lượt nó lại bị C phủ định,…).

    Ví dụ, quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,…

    + Hai là, dùng để chỉ quá trình vận động, phát triển diễn ra dưới hình thức có tính chu kỳ “xoáy ốc”: sự lặp lại hình thái ban đầu của mỗi chu kỳ phát triển nhưng trên một cơ sở cao hơn qua hai lần phủ định cơ bản.

    Ví dụ, tính chu kỳ của quá trình vận động tăng trưởng, phát triển của một giống loài thực vật:… hạt – cây – những hạt mới…; hoặc sự vận động tăng trưởng và phát triển của tư bản (k):… T – H (Tlsx + Slđ)… H’ – T’ (T + t)…

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận