1.Một lọ thủy tinh đc đậy kín bằng nút thủy tinh. Em hãy nêu một phương án đơn giản để mở nút lọ khi nút bị kẹt? 2.Khi nung nóng hay làm lạnh một vật

By Ivy

1.Một lọ thủy tinh đc đậy kín bằng nút thủy tinh. Em hãy nêu một phương án đơn giản để mở nút lọ khi nút bị kẹt?
2.Khi nung nóng hay làm lạnh một vật rắn, lỏng, khí thì các đại lượng như khối lượng riêng, trọng lượng riêng, khối lượng, trọng lượng, thể tích thay đổi như thế nào?
3. Người thợ rèn khi lắp cái khâu (vòng) sắt vào cán dao bằng gỗ, đầu tiên họ nung vòng sắt để nó nóng lên sau đó lắp vòng sắt vào cán gỗ rồi nhúng vào nước cho nguội. Hãy giải thích vì sao họ phải làm như vậy?
4. Tại sao đổ nc vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ vỡ hơn khi đổ vào trong cốc cs thành mỏng?
5. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì?
6. Kinh nghiệm cho thấy, khi đun nước sôi thì ko nên đổ nc thật đầy ấm. Tại sao như vậy?
7. Trong các nhà máy nc ngọt đóng lon (hoặc đóng chai), vì sao người ta ko đóng lon (đóng chai) thật đầy mà bao giờ cũng hơi vơi một chút?
8. khi bơm xe đạp căng và để ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp. Em hãy giải thích tại sao lại như vậy?
9. Các chất rắn, lỏng, khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? Các chất rắn, lỏng, khí giống nhau nở vì nhiệt như thế nào?
10. Nhiệt kế là gì? Thang đo nhiệt độ? Đổi đơn vị từ 50oC sang ? oF và ngược lại?
11. Cs những loại nhiệt kế thường dùng nào? Hãy kể tên?
12. Thế nào gọi là sự nóng chảy và sự đông đặt? Nhiệt độ nóng chẩy của thép là 1300 oC. Thông tin này cho bt điều gì?
13. Hãy tìm hiểu và cho bt trong quá trình đúc kim loại ( như đúc tượng đồng), những chuyển thể nào của đồng đã xảy ra?
14. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
15. Hãy tìm hiểu xem việc làm muối của nhân dân ở vùng ven biển và cho bt thời tiết nào thu hoạch muối là tốt nhất?
16. Những người nông dân khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá. Hãy cho bt làm như vậy cs lợi gì?
17. Khi phơi quần áo ướt, ta thường phơi trải rộng ra và phơi ở những nơi cs ánh nắng, cs gió. Giải thích vì sao?
18.Đun một nồi nước trên bếp, quan sát cho thấy khii nước reo, ta tháy các bọt khí nổi lên từ đáy nồi, càng lên cao các bọt khí càng nhỏ dần và cs thể biến mất trước khi tới mặt nước. Nhưng khi nước sôi, hiện tượng trên ko xảy ra. Tại sao lại như vậy

0 bình luận về “1.Một lọ thủy tinh đc đậy kín bằng nút thủy tinh. Em hãy nêu một phương án đơn giản để mở nút lọ khi nút bị kẹt? 2.Khi nung nóng hay làm lạnh một vật”

  1. Đáp án: Câu 1: Để lấy được nút chai, ta phải hơ nóng cổ chai vì cổ chai là chất rắn có thể giãn nở vì nhiệt để cổ chai để cổ chai nở ra và lấy được nút chai bị mắc kẹt.

    Câu 2: Khi nhiệt độ tăng thì khối lượng k đổi, thể tích tăng, khối lượng riêng giảm, trọng lượng riêng giảm, còn nhiệt độ giảm thì ngược lại.

    Câu 3: Người thợ nung nóng nó vì sau khi nung nóng vòng đai sẽ to ra giúp ta tra vừa lưỡi dao. Sau đó người thợ rèn lại bỏ nó vào chậu nước để nó co lại, vừa khít với lưỡi dao.

    Câu 4: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.     

    Câu 5: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

    Câu 6: Khi đun nước mà đổ nước thật đầy ấm, cả nước và ấm đều nóng lên và nở ra. Nhưng vì sự nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn sự nở vì nhiệt của chất rắn nên nắp ấm sẽ trở thành vật cản cho sự nở vì nhiệt của nước. Và khi đó sẽ sinh ra một lực làm bật nắp ấm và nước sẽ bị tràn ra ngoài. Vì vậy, để tránh lãng phí nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm.

    Câu 7: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai.

    Câu 8: Vì nếu để xe đạp ngày nắng thì không khí trong lốp và lốp đều nở vì nhiệt, nhưng không khí trong lốp nở vì nhiệt nhanh hơn lốp nên lốp sẽ căng quá mức, gây ra sự nổ lốp.

    Câu 9: So sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ,

    rắn , khí:

    *Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi

    lạnh đi.

    *Khác nhau:

    Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    Chất khí: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    *So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí: Các chất có sự nở vì

    nhiệt được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: chất rắn –> chất lỏng –>

    chất khí.

    Thôi làm đến đây thôi. Dài quá

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1. Hơ nóng cổ lọ, cổ lọ nóng lên, nở ra thì ta dễ dàng lấy được nút ra.

    2. 2.Khi nung nóng hay làm lạnh một vật rắn, lỏng, khí thì thể tích của vật thay đổi, khối lượng và trọng lượng không đổi nên các đại lượng như khối lượng riêng, trọng lượng riêng sẽ thay đổi.

    3. Người thợ rèn khi lắp cái khâu (vòng) sắt vào cán dao bằng gỗ, đầu tiên họ nung vòng sắt để nó nóng lên sau đó lắp vòng sắt vào cán gỗ rồi nhúng vào nước cho nguội. Làm như vậy là để khâu nở ra, dễ dàng lắp vào cán; khi nguội nó co lại giữ chặt cán vào dao.

    4. Khi đổ nc vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ vỡ hơn khi đổ vào trong cốc cs thành mỏng là vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém, thành dày thì phía trong nóng lên, nở ra còn bên ngoài chưa nóng không nở ra làm vỡ cốc.

    5. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất.

    6. Kinh nghiệm cho thấy, khi đun nước sôi thì ko nên đổ nc thật đầy ấm vì khi nóng lên, nước nở ra và tràn ra ngoài ấm. 

    8. khi bơm xe đạp căng và để ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp vì khi nóng lên, không khí trong ruột xe nở vì nhiệt nhiều làm vỡ săm lốp.

    9. Các chất rắn, lỏng, khác nhau nở vì nhiệt khác nhau; các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất rắn, lỏng giống nhau nở vì nhiệt giống nhau. 

    10. Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.

     $50^0$C = 50.$\frac{9}{5}$ + 32 = $122^0$F

    11. Các loại nhiệt kế thường dùng: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế dầu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, …

    12. Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

    Nhiệt độ nóng chẩy của thép là $1300^0$C nghĩa là đến $1300^0$C thì thép chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

    13. Trong quá trình đúc có sự chuyển thể từ rắn sang lỏng (khi nấu nguyên liệu) và từ lỏng sang rắn (khi đúc tượng). 

    14. Sự bay hơi là chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.

     Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió là diện tích mặt thoáng.

    15. Làm muối là ứng dụng của sự bay hơi nên nhiệt độ càng cao thì thu hoạch muối càng tốt.

    16. Những người nông dân khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá. Làm như vậy để giảm diện tích mặt lá hạn chế sự bay hơi nước. 

    17. Khi phơi quần áo ướt, ta thường phơi trải rộng ra và phơi ở những nơi cs ánh nắng, cs gió để quần áo mau khô vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố đó. 

    Trả lời

Viết một bình luận