1. Một vật bằng nhôm có thể tích 3000cm3, có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng

By Adalynn

1. Một vật bằng nhôm có thể tích 3000cm3, có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Tính:
a) Khối lượng của vật?
b) Trọng lượng của vật?
c) Trọng lượng riêng của vật?
Ta có:
2. Một quả cầu đặc có thể tích 0,000268 m3; khối lượng 0,7236 kg.
a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu?
b) Quả cầu thứ 2 có cùng kích thước và cùng chất, hình dạng giống hệt quả cầu trên nhưng rỗng nên có khối lượng 0,5616 kg. Tính thể tích phần rỗng?
3. Mai có 1,6 kg dầu hỏa, Hồng đưa cho Mai một cái can 1,5 lít. Biết dầu hỏa có khối lượng riêng là 800kg/m3.
a) Em hãy nêu ý nghĩa khối lượng riêng của dầu hỏa?
b) Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của dầu hỏa?
Cái can đó có chứa hết dầu hỏa hay không? Vì sao?

0 bình luận về “1. Một vật bằng nhôm có thể tích 3000cm3, có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng”

  1. Câu 1:

    a)               Đổi: 3000 cm3 = 0,003 m3

                                       Giải

              Khối lượng của vật đó là:

             D = m/V  => m = D . V = 2700 . 0,003 =8,1 ( kg)

     b) Trọng lượng của vật đó là:

          P = 10 . m =10 . 8,1= 81 ( N)

          c) Trọng lượng riêng của vật là:  

          d= 10 . D =10 . 2700 = 27 000  ( N/m3)
                                            Đáp số:  a) 8.1 kg

                                                          b) 81 N

                                                          c) 27 000 N/m3
    Câu 2:

          a)  Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là:   

                D= m/V = 0,7236 / 0,000268 = 2700 ( kg/m3)

          b) Thể tích của phần chất làm quả cầu rỗng là:

                D= m/V => V= m/D = 0,5616 / 2700 =0,000208 (m3)

              Thể tích phần rỗng là:

                  0,000268 – 0,000208=0,00006 (m3)

    Câu 3:

      a) Khối lượng riêng của dầu hỏa cho ta biết khối lượng của một m3 dầu hỏa.

      b)           Trọng lượng của dầu hỏa là: 

             P= 10.m = 10 . 1,6 = 16 ( N)

                    Trọng lượng riêng của dầu hỏa là:

              d = 10.D = 10 . 800 = 8000 ( N/m3)

                    Thể tích dầu hỏa của Mai là:

                D = m/V => V=m/D =1,6 / 800 = 0,002 (m3)

                         Đổi 0,002 m3= = 2 dm3= 2 lít
             Vì 1,5 lít < 2 lít nên cái can của Mai không chứa hết dầu hỏa được.

    Trả lời
  2. Đáp án:

     1. a) 8.1 kg

         b) 81 N

         c) 27000 N

    2.  a) 2700 kg/m3

         b) 0,00006 m3

    3.  a) Khối lượng riêng của dầu hỏa cho biết khối lượng của một mét khối dầu hỏa

         b) – P = 16 N

               d = 8000 N/m3

              – Cái can đó không chứa hết dầu hỏa      

    Giải thích các bước giải:

     1.  a)  Đổi: 3000 cm3 = 0,003 m3

              Khối lượng của vật đó:    D=m/V => m=D.V=2700 . 0,003=8,1 (kg)

          b) Trọng lượng của vật đó:    P=10.m=10 . 8,1=81 (N)

          c) Trọng lượng riêng của vật đó:     d=10.D=10 . 2700=27000 (N/m3)

    2.   a) Khối lượng riêng của chất làm quả cầu:    D=m/V=0,7236 / 0,000268=2700 (kg/m3)

          b) Thể tích của phần chất làm quả cầu rỗng:    D=m/V => V=m/D=0,5616 / 2700=0,000208 (m3)

              Thể tích phần rỗng:    0,000268 – 0,000208=0,00006 (m3)

    3.   a) Khối lượng riêng của dầu hỏa cho biết khối lượng của một mét khối dầu hỏa.

          b) Trọng lượng của dầu hỏa:   P=10.m=10 . 1,6=16 (N)

              Trọng lượng riêng của dầu hỏa:    d=10.D=10 . 800=8000 (N/m3)

              Thể tích dầu hỏa Mai có được:     D=m/V => V=m/D=1,6 / 800=0,002 (m3)=2 (dm3)=2 (lít)

             Vì 1,5<2 nên cái can đó không thể chứa hết dầu hỏa   

    Trả lời

Viết một bình luận