1. Một vật nhiễm điện khi nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? 2. Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào? 3. Quy ước về sự nhiễ

1. Một vật nhiễm điện khi nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
2. Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào?
3. Quy ước về sự nhiễm điện của thanh thủy tinh và thanh nhựa sẫm ra sao?
4. Có các vật sau đây: bút chì vỏ gỗ, bút chì vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt vào chúng rồi đưa gần lại các vụn giấy, cho biết vật nào nhiễm điện? Vì sao?
5. Trước khi cọ xát, trong mỗi vật có các điện tích hay không? Chúng tồn tại ở các loại hạt nào?
6. Dùng thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương. Hãy cho biết các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào?

0 bình luận về “1. Một vật nhiễm điện khi nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? 2. Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào? 3. Quy ước về sự nhiễ”

  1. Đáp án:

    1.Một vật nhiễm điện khi chúng cọ xát với cách vật khác như : vải, len, lụa,…. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác

    2.Có 2 loại điện tích : Điện tích dương (+) và điện tích âm (-). Tác động : Nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau , nhiễm điện khác loại thì hút nhau

    3.Quy ước : Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+),thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)

    4.Vật bị nhiễm điện là bút chì vỏ nhựa .Vì sau khi cọ xát với vải khô thì bút chì vỏ nhựa bị nhiễm điện

    5.Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

    6.

    – Nếu cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương do mất đi electron (theo quy ước)

     Lụa nhiễm điện tích âm và là vật nhận thêm electron.Electron dịch chuyển từ thanh thủy tinh sang lụa

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Câu 1: Một vật bị nhiễm điện khi vật nhận thêm hoặc mất bớt electron. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ khác và tương tác với các vật nhiễm điện khác.

    Câu 2:2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Những vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau, trái dấu sẽ hút nhau.

    Câu 3: Thanh thủy tinh khi cọ xát với mảnh lụa sẽ nhiễm điện dương. Thanh nhựa sẫm khi cọ xát với mảnh vải khô sẽ nhiễm điện âm.

    Câu 4: Những vật bị nhiễm điện là bút chì bỏ nhựa vì khi cọ xát với mảnh vải khô những vật làm bằng nhựa có khả năng bị nhiễm điện.

    Câu 5: Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có các điện tích, do tổng điện tích dương và âm bằng nhau nên mỗi vật đều trung hòa về điện. Chúng tồn tại ở electron và proton.

    Câu 6: Electron dịch chuyển từ thanh thủy tinh sang mảnh lụa. Vì thanh thủy tinh bị nhiễm điện dương nên đã mất bớt đi electron.

     

    Bình luận

Viết một bình luận