1.Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. 2. Khái niệm quần xã sinh vật. Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời

1.Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
2. Khái niệm quần xã sinh vật. Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Cho ví dụ
4. Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

0 bình luận về “1.Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. 2. Khái niệm quần xã sinh vật. Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    I. Khái niệm về quần xã sinh vật

    Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian xác định. Quần xã có cấu trúc đặc trưng và tương đối ổn định.

    Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

    II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã1. Đặc trưng về tính đa dạng về loài của quần xã

    Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú. Đó là sự phong phú hay mức đa dạng về loài của quần xã. Tính đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.

    Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, trong 1 sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên, chúng phải chia sẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.

    Tính đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.2. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

    Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng các loài trong quần  và số lượng cá thể của mỗi loài. Đặc trưng này biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã có thành phần loài càng lớn thì độ đa dạng càng cao.

    Các đặc điểm chủ yếu về thành phần loài bao gồm:

    – Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. Quần xã rừng thông với các cây thông là loài chiếm ưu thế, các loài cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.

    – Loài thứ yếu: đóng vai trò thay thế cho nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó

     Loài ngẫu nhiên: có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

     Loài chủ chốt là một hoặc một vài loài nào đó (thường là vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạngthái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.

    – Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

    Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh3. Đặc trưng về sự phân bố của các trong không gian của quần xã

    Sự phân bố các loài trong không gian làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Có 2 kiểu phân bố:

    – Phân bố theo chiều thẳng đứng.

    VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới

    n, một số động vật đất…

    Bình luận
  2. 1.

    Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:

    – Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.

    – Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.

    – Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.

    – Trồng cây, gây rừng.

    – Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

    2.

    – Khái niệm quần xã sinh vật là:

    + Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau.

    + Cùng sống trong một không gian nhất định.

    + Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

    – Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

    – Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

    – Ví dụ về quần xã: rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng, …

    -Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

      * Đặc trưng về thành phần loài: biểu hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.

        – Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ:

          + Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.

          + Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

        – Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ:

          + Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Phú Thọ

          + Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

      * Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian: tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, có xu hướng giảm cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả nguồn sống của môi trường.

        – Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Ví dụ:

          + Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

          + Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

        – Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Ví dụ:

          + Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít dần.

          + Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

    3.

    Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sống của sinh vật , đối với những loài sinh vật không sống được trong môi trường nhiệt độ cao mà gặp môi trường đó thì sẽ bị chết và tương tự đối với các sinh vật sống ở môi trường nhiệt độ cao gặp môi trường nhiệt độ quá lạnh.

    Hầu hết những sinh vật sống từ khoảng 10-50 độ C

    4.

    + Ô nhiễm do các chất khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

    + Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học

    + Ô nhiễm do các chất phóng  xạ

    + Ô nhiễm do các chất thải rắn

    + Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh

    Bình luận

Viết một bình luận