1. Nêu các thành phần của ko khí và tỉ lệ mỗi thành phần. Nêu vai trò của hơi nước trong ko khí.
2. Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? Nêu đặc điểm của mỗi tầng.
3. Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại. Khối khí đại dương và khối lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại>
4. Sự thay đổi nhiệt độ ko khí được thể hiện như thế nào?
5.Dựa vào thông tin trên, hãy tính nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội, Biết rằng: nhiệt độ đo được lúc 1 giờ là 20 độ C, lúc 7 giờ là 22 độ C, lúc 13 giờ là 24 độ C và lúc 19 giờ là 22 độ C
1Vai trò của hơi nước đối với đời sống con người và sinh vật: Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.
Tỉ lệ của các thành phần chiếm:
Khí Nitơ: 78% Khí Ôxi : 21% Hơi nước và các khí khác: 1%
2.Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu,tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. – Tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 km; tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
3.Khối khí lạnh hình thành ở các vùng vĩ độ cao, là nơi có nhiệt độ tương đối thấp. – Khối khí lục địa hình thành ở các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. – Khối khí đại dương hình thành ở trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. Khối khí nóng hình thành ở các vùng vĩ độ thấp, là nơi có nhiệt độ tương đối cao.
4.Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao : Khi Mặt Trời chiếu sáng , lớp không khí dày đặc ở sát mặt đất nở rạ , bốc lên cao , giảm nhiệt độ . Mặt khác lớp không khí ở dưới tập chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thu được nhiều nhiệt hơn lớp không khí loãng ở trên cao . Vì thế càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
5 Nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội là :
(20+22+24+22):4=22(°C)
Vậy nhiệt độ trung bình của Hà Nội là 22°C
Chúc bạn học tốt ????
1.
– Thành phần không khí: khí Nitơ chiếm 78%, khí ôxi chiếm 21%, hơi nước và các khí khác chiếm 1%.
– Lượng hơi nước tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mà…
2.
– Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:
+ Tầng đối lưu: Sát mặt đất, từ độ cao từ 0-16km, tập trung 90% không khí. Nhiệt độ giảm dần khi lên cao. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sương mù…
+ Tầng bình lưu: Nằm trên tầng đối lưu, ở độ cao từ 16-80km. Có lớp ôzôn, lớp này có tác dụng ngăn cản nhưng tia bức xạ có hại có hại cho sinh vật và con người. Không khí ở đây chuyển động theo chiều ngang.
+ Các tầng cao của khí quyển: Nằm trên tầng bình lưu, không khí cực loãng. Không có quan hệ trực tiếp với đời sống ở con người.
3.
– Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
– Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối lạnh.
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các vùng biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
4.
– Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao : Khi Mặt Trời chiếu sáng , lớp không khí dày đặc ở sát mặt đất nở rạ , bốc lên cao , giảm nhiệt độ . Mặt khác lớp không khí ở dưới tập chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thu được nhiều nhiệt hơn lớp không khí loãng ở trên cao . Vì thế càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
5.
Nhiệt độ trung bình ngày ở Hà Nội là:
(20 + 22 + 24 + 22) : 4 = 22 $(^{o}$ $\text{C)}$
Vậy nhiệt độ trung bình của Hà Nội là: $22^{o}$C.