1.Nêu các trung tâm kinh tế của đồng bằng sông cửu long và đông nam bộ 2.Tại sao vùng đồng bằng sông cửu long có thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản

1.Nêu các trung tâm kinh tế của đồng bằng sông cửu long và đông nam bộ
2.Tại sao vùng đồng bằng sông cửu long có thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản
ghi ngắn gọn dễ hiểu dùm mình nha–cám ơn nhìu

0 bình luận về “1.Nêu các trung tâm kinh tế của đồng bằng sông cửu long và đông nam bộ 2.Tại sao vùng đồng bằng sông cửu long có thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản”

  1. 1.

    Đồng bằng sông Cửu Long:

    – Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

    – Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

    Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An

    2.

    Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

    + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.

    + Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

    + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

    + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

    + Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết…

    + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

    + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

    Bình luận

Viết một bình luận