1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy . Muốn nâng vật lên với lực nhỏ hơn vật thì đòn bẩy phải thỏa mãn điều gì ? 2.Kể tên các loại ròng rọc . Dùng ròng rọc có l

1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy . Muốn nâng vật lên với lực nhỏ hơn vật thì đòn bẩy phải thỏa mãn điều gì ?
2.Kể tên các loại ròng rọc . Dùng ròng rọc có lợi ích gì ?
3. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất . So sánh sự nở vì nhiệt của : chất rắn , chất lỏng , chất khí .
4. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra hiện tượng gì ? Cho VD minh họa .
5. Băng kép hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? Băng kép được ứng dụng ở đâu ?
6. Nhiệt kế dùng để làm gì ? Kể tên một số nhiệt kế thường dùng . Cho biết nhiêth kế thường dùng hoạt động dựa trên điều gì ?
7. Trong thang nhiệt độ Xenxiut, nhiêth độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu ?
GIÚP MÌNH LÀM 7 CÂU NÀY NHA !!!
⊃ ω ⊂

0 bình luận về “1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy . Muốn nâng vật lên với lực nhỏ hơn vật thì đòn bẩy phải thỏa mãn điều gì ? 2.Kể tên các loại ròng rọc . Dùng ròng rọc có l”

  1. Đáp án:

     

    1Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác.

    .Cấu tạo của đòn bẩy gồm:

    – Điểm tựa O

    – Điểm đặt của lực F1

    – Điểm đặt của lực F2

    Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

    2 Có 2 loại ròng rọc:

    + Ròng rọc cố định.

    + Ròng rọc động.

    – Tác dụng:

    + Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp, giúp có lợi về đường đi. Ví dụ muốn kéo vật từ dưới đất lên lầu cao ta phải dùng lực kéo thẳng đứng. Khi lắp ròng rọc cố định ta có kéo theo hướng xiêng từ trên xuống. 

    + Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật, giúp có lợi về lực. Ví dụ vật có trọng lượng 10N, ta phải dùng lực lớn hơn hoặc bằng 10N mới kéo được vật lên. Khi lắp ròng rọc động ta chỉ cần tác dụng lực

    3_Các chất rắn, lỏng nở vì nhiệt khác nhau.

    _Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    _Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    _Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    4

    Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn vào vật ngăn cản nó đang nở hoặc cũng có thể tác dụng vào nó làm cho nó bị cong hoặc bẽ gãy.

    VD:

    – Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắt nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray, có thể gây nguy hiểm.

    – Trên một đầu cây cầu có những con lăn giúp cây có thể giãn nở tự do, nếu không có con lăn sẽ khiến cho cây cầu bị ngăn cản, không thể giãn nở vì nhiệt, từ đó sẽ khiến cho cây cầu bị nứt hoặc vỡ. 

     

    Bình luận
  2. 1.

    .Cấu tạo của đòn bẩy gồm:

    – Điểm tựa O

    – Điểm đặt của lực F1

    – Điểm đặt của lực F2

    Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ

    2 Có 2 loại ròng rọc:
    + Ròng rọc cố định.
    + Ròng rọc động.

     Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp, giúp có lợi về đường đi.

     Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật, giúp có lợi về lực

    3. Chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    Các chất rắn, lỏng khí khi co dãn nếu bị ngăn cản có thể gây ra 1 lực rất lớn.

    Chất rắn nở vì nhiệt < chất lỏng < chất khí nở vì nhiệt

    4.Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn vào vật ngăn cản nó đang nở hoặc cũng có thể tác dụng vào nó làm cho nó bị cong hoặc bẽ gãy.

    VD Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì nếu như nó ở gần nhau mà ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắt nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray, có thể gây nguy hiểm cho tàu chạy

    5.Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau. Dùng làm rơ le tự động đóng ngắt mạch điện. Ví dụ như trong bàn là, nồi cơm điện, 

    6.Các loại nhiệt kế thường gặp là: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu.

    – Công dụng của chúng trong đời sống:

    + Nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng TN

    + Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người.

    + Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quy

    Xin hay nhất ạ

     

    Bình luận

Viết một bình luận