1. Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí và đặc điểm tầng đối lưu, bình lưu? 2. Thế nào là nhiệt độ không khí? Nguồn cung cấp nhiệt chính cho không khí là gì? Tạ

By Kylie

1. Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí và đặc điểm tầng đối lưu, bình lưu?
2. Thế nào là nhiệt độ không khí? Nguồn cung cấp nhiệt chính cho không khí là gì? Tại sao về mùa hạ ở gần biển mát hơn còn về mùa đông lại ấm hơn trong đất liền?
3. Khí áp là gì? Các đai khí áp thấp và khí áp cao nằm ở những vĩ độ nào?

0 bình luận về “1. Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí và đặc điểm tầng đối lưu, bình lưu? 2. Thế nào là nhiệt độ không khí? Nguồn cung cấp nhiệt chính cho không khí là gì? Tạ”

  1. 1.

    – Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:

         +Tầng đối lưu

         +Tầng bình lưu

         +Các tầng cao của khí quyển.

    -Tầng đối lưu:
        + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
        + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
        + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
        + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,…
        + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

    – Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

    – Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

    2.

    -Nhiệt độ không khí là thước đo mức độ nóng hoặc lạnh của không khí. 

    Nguồn cung cấp nhiệt chính cho không khí là nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.

    Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

    – Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.

    – Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.

    3.

    – Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

    – Các đai áp thấp (T) nẩm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.

    – Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.

    Chúc bạn học tốt ^_^!!!
    (Nếu thấy hay hãy vote 5*,cảm ơn và bình chọn là câu trả lời hay nhất để mik có động lực giải tiếp các BT khác nhé!)

    Trả lời

Viết một bình luận