1,nêu đặc điểm của các từ loại :danh từ,động từ,tính từ,số từ,lượng từ,chỉ từ,phó từ.Cho vì dụ 2,tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đ

1,nêu đặc điểm của các từ loại :danh từ,động từ,tính từ,số từ,lượng từ,chỉ từ,phó từ.Cho vì dụ
2,tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã học trong những câu dưới đây:
A,mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
B,một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
C,anh đội viên mơ màng
như nằm trong giấc mộng
bóng Bác cao lồng lộng
ấm hơn ngọn lửa hồng
D,tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy
3,câu trần thuật đơn là gì ?có mấy kiểu câu trần thuật đơn?cho ví dụ
Giúp mik với ❤️

0 bình luận về “1,nêu đặc điểm của các từ loại :danh từ,động từ,tính từ,số từ,lượng từ,chỉ từ,phó từ.Cho vì dụ 2,tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đ”

  1. 1

    – Danh từ : là từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, đơn vị,…

    VD : cái lá, con chó,….

    – Động từ :  dùng để biểu thị hoạt động, trạng thái 

    VD: Chạy lại, tồn tại

    _ Tính từ: là  những từ để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người.

    vd: sâu sắc, đẹp đẽ

    -Số từ : Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật . Khi biểu thị số lượng sự vật , số từ thường đứng trước danh từ . Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng

    vd : ba, bốn, hai,….

    – Lượng từ : Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật . Dựa vào vị trí trong cụm danh từ , có thể chia lượng từ thành hai nhóm : nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể ; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối .

    vd: tất cả, toàn bộ,….

    – Chỉ từ : Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật , nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian . Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ . Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ và trạng ngữ trong câu

    vd : kia, ấy

    – Phó từ : Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ , tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ , động từ .  có 2 loại :

    + Phó từ đứng trước động từ , tính từ . Những phó từ này thường bổ sung ý nghĩa liên quan tới hành động , trạng thái , đặc điểm ,tinh chất nên ở động từ hoặc tính từ như : quan hệ thời gian ; mua đồ , sự tiếp diễn tương tự , sự phủ định , sự cầu khiến .

    vd : chưa thấy,…

    + Phó từ đứng sau động từ , tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như : mức độ , khả năng , kết quả và hướng

    vd : đẹp quá,…

    a) Biện pháp nghệ thuật: Hoán dụ

    Tác dụng: Để chỉ công lao vất vả mà người nông dân phải dổ mồ hôi để đổi lấy những hạt lúa, phải chăm chỉ lao động

    b) Biện pháp nghệ thuật : Ẩn dụ

    Tác dụng: Phải đoàn kết thì mới chống lại được mọi nguy hiểm, khó khăn

    c) Biện pháp tu từ: So sánh

    Tác dụng:Sử dụng để thể hiện công lao vĩ đại của Bác, đã xua tan đi cái tối tăm của lịch sử

    d) Biện pháp tu từ : so sánh

    Tác dụng: gợi lên tình cảm bà cháu, bà yêu cháu, làm tất cả vì cháu, cháu yêu quý, kính trọng bà

    3 Câu trần thuật còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm, là kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm.

    Câu trần thuật đơn có từ “là”

      oxi là thứ rất cần thiết cho con người

    -Câu trần thuật đơn không có từ “là”

      + Căn phòng được trang trí trên phông nền đen, trắng

    Mik làm hết sức có thể rồi, thấy hay thì cho xin ctlhn nha

    @@taomao331

    Bình luận
  2. Câu 1. 

    Danh từ: tôi, tớ, cậu, bút, vở, sách, nhà, công viên, Bác Hồ, Hà Nội,…..

    – Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

    – Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

    – Làm chủ ngữ trong câu.

    Động từ: chạy, nhảy, bay, nói,…

    – Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật

    – Thường kết hơp với các từ đã, sẽ, đang, cũng  vẫn, hãy, đừng …ở phía trước và -một số từ ngữ ở phía sau để tạo thành cụm động từ.

    – Làm vị ngữ trong câu.

    Tính từ: hay, dở, xấu, đẹp, đắt, rẻ,..

    – Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
    – Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng vẫn để tạo thành cụm tính từ,. Khả năng kết hợp với các từ hãy chớ, đừng … rất hạn chế.
    – Có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.

    Câu 3.

    Câu trần thuật đơn là kiểu câu do một cụm chủ ngữ, vị ngữ tạo thành. Mục đích dùng để kể hoặc miêu tả một sự vật, sự việc nào đó hay để nêu ý kiến về một hiện tượng gì đó

    Có 2 kiểu câu là: câu trần thuật đơn có từ và không có từ

    – Câu trần thuật đơn có từ “là”

      +  Trường học là ngôi nhà thứ 2 của chúng em

    – Câu trần thuật đơn không có từ “là”

      +Chiếc máy tính có màu trắng 

    Bình luận

Viết một bình luận