1)nêu đặc điểm tình hình kinh tế ,xã hội nước ta cuối thế kỉ 16? 2)kế hoạch của Nguyễn Chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)là gì?chứng minh

1)nêu đặc điểm tình hình kinh tế ,xã hội nước ta cuối thế kỉ 16?
2)kế hoạch của Nguyễn Chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)là gì?chứng minh kế hoạch đó là đúng đắn sáng suốt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ?

0 bình luận về “1)nêu đặc điểm tình hình kinh tế ,xã hội nước ta cuối thế kỉ 16? 2)kế hoạch của Nguyễn Chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)là gì?chứng minh”

  1. 1,

    * Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV:

    – Kinh tế nông nghiệp sa sút, nhiều năm mất mùa, đói kém.

    => Đời sống nhân dân ngày càng bấp bênh, cực khổ. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ và biến thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.


    2, nguyễn chính đề nghị tạm thời rời núi rừng thanh hóa , chuyển quân vào nghệ an nới đất rộng , người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy đông đô

    Bình luận
  2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt cùng với sự thành lập nhà Hậu Lê.

    Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai  Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Nghĩa quân bắt đầu giành thế thượng phong khi Lê Lợi nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Minh và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng. Ở giai đoạn cuối, sau khi tích lũy được lực lượng, quân Lam Sơn lần lượt chuyển đại quân ra Bắc, thực hiện chiến lược cơ động, buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Đặc biệt với chiến thắng quyết định trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân Lam Sơn giành được thế chủ động trên chiến trường và sự ủng hộ của dân chúng vốn khiếp sợ trước uy thế của quân Minh trước đó. Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát lực lượng viện quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc.[3][4] Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

    Bình luận

Viết một bình luận