1.Nêu nguyên nhân, kết quả ,và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu , Lý Bí , Mai Thúc Loan , Phùng Hưng ?(riêng Bà Triệu nêu kết quả thôi cũng đư

1.Nêu nguyên nhân, kết quả ,và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu , Lý Bí , Mai Thúc Loan , Phùng Hưng ?(riêng Bà Triệu nêu kết quả thôi cũng được )
2. Kể các di sản của người Champa còn tồn tại đến ngày nay , văn hóa Champa chịu ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế nước nào (ngoài Ấn Độ ra nha)
HELP ME mai thi 2 môn lun lí và sử????????????????

0 bình luận về “1.Nêu nguyên nhân, kết quả ,và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu , Lý Bí , Mai Thúc Loan , Phùng Hưng ?(riêng Bà Triệu nêu kết quả thôi cũng đư”

  1. 1/

    a. Bà Triệu

    Nguyên nhân:

    Năm Mậu Thìn ( 248 ) thấy quan lại nhà Đông Ngô ( Trung Quốc ) tàn ác, dân khổ sở

    Kết quả:

    – Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

    – Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng ( Phú  Điền – Hậu Lôc – Thanh Hóa ).

    Ý nghĩa:

    Khởi nghĩa Bà Triệu cho thấy ý chí quyết thắng và mong muốn giành lại non sông và độc lập cho nhân dân ta.

    – Thể hiện lòng yêu nước của Bà Triệu, bất chấp hi sinh cả tính mạng của mình.

    -Thể hiện sức mạnh của người phụ nữ có thể đánh giặc ngoại xâm mà không cần nhờ sức mạnh của người đàn ông. 

    b. Lý Bí 

    Nguyên nhân:

    Do nhà Lương áp bức, bóc lột nhân dân tàn bạo

    Kết quả:

    – Quân ta thắng

    – Lý Bí lên ngôi hoàng đế <Lý Nam Đế>

    – Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội )

    – Thành lập triều đình

    Ý nghĩa:

    Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân.

    c. Mai Thúc Loan

    Nguyên nhân:

    – Do đánh nhiều thứ thuế vô lý.

    – Chính sách cai trị , bóc lột nhân dân tàn bạo.

    Kết quả:

    – Năm 710, nổi dậy khởi nghĩa -> giành thắng lợi.

    – Năm 722 nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp -> Mai Hắc Đế thua trận.

    Ý nghĩa:

    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng thể hiện được sự bất khuất, không chịu khuất phục trước thế mạnh của kẻ thù giặc phương Bắc.

    d. Phùng Hưng

    Nguyên nhân:

    Do đánh nhiều thứ thuế vô lý.

    -Chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường. 

    Kết quả:

    -Năm 776 nổi dậy khởi nghĩa -> giành thắng lợi.

    – Năm 791 ông mất . Con trai là Phùng An đầu hàng.

    – Khởi nghĩa chấm dứt.

    Ý nghĩa:

    Khởi nghĩa Phùng Hưng: Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược.

    2/ 

    a. Thánh địa Mỹ Sơn:  Hiện nay nằm ở địa phận tỉnh Quảng Nam.

    b. Tháp Bà Ponagar : Hiện nay nằm ở Nha Trang ( Khánh Hòa ).

    c. Tháp Hòa Lai : Hiện nằm ở thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

    d. Tháp Nhạn: Hiện nay nằm ở địa phận tỉnh Phú Yên.

    e. Tháp Pô Klông-Garai: Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận.

    Văn hóa: 

    – Trung Quốc

    – Java

    – Campuchia

    ( phần này tự bổ sung nếu bạn biết thêm nha!)

    Có một số tên trong lúc mình ghi thấy quan trong nên mình có tô đậm và viết in nghiêng nha!

    Đây là ý kiến của mình có gì sai sót mong bạn bỏ qua! Chúc bạn học tốt!

    Bình luận
  2. 1.nguyên nhân chung: do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến phương bắc

    ý nghĩa chung: thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta

    kết quả:

    + bà triệu:Nhà Ngô cho quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại, bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Thanh Hóa).

    + mai thúc loan:Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.

    + lý bí: Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.

    + phùng hưng: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm 791 và giành được thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Khiến cho bọn đô hộ nhà Đường phải dè chừng về sức mạnh của người dân ta. Trong thời gian sau đó, người dân yên tâm sinh sống, làm việc.

    2. các di sản của người Champa còn tồn tại đến ngày nay là: tháp chàm, thánh địa mỹ sơn, tháp Hòa Lai,…

     Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java 

    Bình luận

Viết một bình luận