1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sóng bay? 2/ Hệ tuần hoàn của chim bồ câu có khác gì so với hệ tuần hoàn của th

1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sóng bay?
2/ Hệ tuần hoàn của chim bồ câu có khác gì so với hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng đuôi dài?
3/ Lớp chim được phân thành những nhóm nào? Đặc điểm của từng nhóm?

0 bình luận về “1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sóng bay? 2/ Hệ tuần hoàn của chim bồ câu có khác gì so với hệ tuần hoàn của th”

  1. Đáp án:

    1.Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay. Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái giúp chim bay. Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ

    2. 

    hệ tuần hoàn:

    *thằn lằn:

    -tim 3 ngăn<2 tâm nhĩ,tâm thất có vách hụt>

    -2 vòng tuần hhoàn đi nuôi cơ thể ít bị pha

    *chim bồ câu:

    -tim 4 ngăn chia làm 2 nửa

    +nửa phải:chứa máu đỏ thẫm

    +nửa trái:chứa máu đỏ tươi

    -2 vong tuần hoàn

    -máu nuôi cơ thể giàu ôxi<máu đỏ tươi>

    3. 

    Lớp chim được phân thành ba nhóm sinh thái lớn: nhóm chim chạy, nhóm chim bơi và nhóm chim bay. 

    -Nhóm chim chạy: Không biết bay thích nghi với đời sống chạy nhanh trên thảo nguyên hay sa mạc: đà điểu Phi, đà điểu Mĩ, đà điểu Úc,…

    -Nhóm chim bơi: Hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi với đời sống bơi lội trong biển: chim cánh cụt,….

    -Nhóm chim bay: Biết bay ở những mức độ khác nhau, có thể thích nghi với lối sống đặc biệt như bơi lội :Gà, vịt ,chim bồ câu, én, sáo,..

    Giải thích các bước giải: HAY CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ!

     

    Bình luận
  2. 1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sóng bay?

    Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

    Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

    Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

    Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

    Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

    Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

    Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

    2/ Hệ tuần hoàn của chim bồ câu có khác gì so với hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng đuôi dài?

    Chim:

    Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí → bề mặt trao đổi khí rất rộng

    Phổi có nhiều vách ngăn. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hơn

    Sự thông khí do sự co dãn của túi khí khi bay và  thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)

     

    Thằn lằn

    Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí → bề mặt trao đổi khí rất rộng

    Phổi có nhiều vách ngăn. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hơn

    Sự thông khí do sự co dãn của túi khí khi bay và  thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)

    Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn

    3/ Lớp chim được phân thành những nhóm nào? Đặc điểm của từng nhóm?

    Lớp Chim được chia thành ba nhóm sinh thải lớn : nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.

    1. Nhóm chim chạy

    Đời sống : Chim hoàn toàn không biết bay. thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thào nguyên và hoang mạc khô nóng.
    Đặc điểm cáu tạo : Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón.
    Đa dạng : Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
    Đại diện : Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu Úc.

    2. Nhóm chim bơi

    Đời sổng : Chim hoàn toàn không biết bay. đi lại trên cạn vụng về, song thích nghi cao với đời sổng bơi lội trong biển.

    Đặc điểm cấu tạo : Bộ xương cánh dài, khoẻ ; có lông nhò, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.

    Đa dạng : Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biến Nam Bán cầu.

    Đại diện : Chim cánh cụt

    3. Nhóm Chim bay

    Đời sống : Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi vởn những lôi sông đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú )

    Đặc điểm cấu tạo : Cánh phát triển, chân có 4 ngón.
    Đại diện , Chim bổ câu, chim én…

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!

    Bình luận

Viết một bình luận