1. Nêu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu 2. Nêu cơ sở kinh tế , xã hội của xã hội phong kiến 3. Nêu các sự kiện sau đây : năm 938 , 93

1. Nêu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
2. Nêu cơ sở kinh tế , xã hội của xã hội phong kiến
3. Nêu các sự kiện sau đây : năm 938 , 939 , 944 , 950 , 096 , 967 ( vd : năm 939 , Ngô Quyền lên ngôi vua , chọn Cổ Loa làm kinh đô)
4. Nêu những việc làm của nhà Đinh trong quá trình xây dựng đất nước
5. Nêu quá trình thành lập nhà Lý
6. Nêu luật pháp và quân đội nhà Lý
7. Nông nghiệp , thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý như thế nào
8 Vì sao thủ công nghiệp , nông nghiệp và thương nghiệp thời Lý phát triển
9. Nêu giáo dục , văn hóa thời Lý

HELP ME !!!!

0 bình luận về “1. Nêu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu 2. Nêu cơ sở kinh tế , xã hội của xã hội phong kiến 3. Nêu các sự kiện sau đây : năm 938 , 93”

  1. 1.

    Kinh tế lãnh địa

        – Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

        – Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.

        – Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

    Kinh tế thành thị

        – Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

        – Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

        – Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

    2.

    – Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

    – Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

    – Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

    4.

    – Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn… nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

    – Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước;

    – Đối với những kẻ phạm tội, dùng những hình phạt khắc nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ…

    – Đối ngoại: sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

    5.

    – Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

    – Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

    6.

    * Luật pháp:

    – Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

    – Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

    * Quân đội:

    – Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

    – Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”: cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

    – Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá…

    * Đối nội: xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

    * Đối ngoại:

    – Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

    – Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt – Cham-pa trở lại bình thường.

    7.

    – Về nông nghiệp:

    + Sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân.

    + Đời sống nhân dân ổn định, người dân chuyên tâm vào các hoạt động thủ công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng chất lượng, tinh sảo.

    + Nông nghiệp phát triển cũng cung cấp nhiều mặt hàng nông sản để trao đổi, buôn bán, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

    – Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

    – Về thương nghiệp: Hoạt động thương nghiệp phát triển, nhu cầu về các mặt hàng ngày càng nhiều, kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.

    => Như vậy, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

    9.

    * Giáo dục, tư tưởng

    – Năm 1070: Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

    – Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

    – Năm 1076: mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

    – Tổ chức một số kì thi.

    => Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

    – Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

    – Dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật.

    => Đạo Phật rất phát triển.

    * Văn hóa

    – Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật, …

    – Kiến trúc: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) => Có quy mô lớn và mang tính cách độc đáo.

    – Điêu khắc tinh vi: hình rồng, sen, … Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

    => Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc – văn hoá Thăng Long.

    P/S: Tham khảo nha bạn!Có vài câu mik học lâu lắm rồi nên có vài cái đã quên nên ko trả lời cho cậu hết được.

    Bình luận
  2. 1.

    Kinh tế lãnh địa

        – Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

        – Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.

        – Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

    Kinh tế thành thị

        – Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

        – Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

        – Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

    2.

    – Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

    – Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

    – Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

    4.

    – Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn… nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

    – Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước;

    – Đối với những kẻ phạm tội, dùng những hình phạt khắc nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ…

    – Đối ngoại: sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

    5.

    – Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

    – Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

    Bình luận

Viết một bình luận