1 nêu tình giáo dục thời trần
2 trình bày sinh hoạt văn hóa thời trần
3 nêu diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Ngư Nguyệt
4 nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến quân xâm lược mông nguyên thời trần
gúp mình với mai mình thi rồi
1 nêu tình giáo dục thời trần
2 trình bày sinh hoạt văn hóa thời trần
3 nêu diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Ngư Nguyệt
4 nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến quân xâm lược mông nguyên thời trần
gúp mình với mai mình thi rồi
Câu 1:
– Mở rộng Quốc Tự Giám; mở trường công ở các lộ, phủ.
– Tổ chức nhiều kì thi.
Câu 2:
– Tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến: thờ cũng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng với nước,…
– Đạo Phật phát triển nhưng không mạnh bằng thời Lý.
– Nho giáo ngày càng được nâng cao.
– Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến.
→ Phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc.
Câu 3:
– Không thấy thủy binh tới, Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta đẩy lùi.
– Quân Tống ốm đau, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
– Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ “Sông núi nước Nam” để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
– Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc phản công → giặc tổn thất nặng nề.
– Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa chiến tranh kết thúc, quân Tống rút về nước.
– Ý nghĩa:
+ Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
Câu 4:
– Sự đoàn kết của tất cả các tầng lớp nhân dân.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn quân, toàn dân.
– Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần mà tiểu biểu là Trần Quốc Tuấn.
Câu 1.
Tình hình giáo dục thời Trần:
– Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
– Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.
– Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.
* Nhận xét:
– So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.
– Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”
Câu 2.
– Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.
– Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.
Câu 3.
– Tháng 1/1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến. Quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.
– Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
– Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
– Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.
Câu 4.
– Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
– Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.