1. Nêu tình hình kinh tế nước ta vào thế kỉ 16-18 (Đàng trong-Đàng ngoài)?
2. các chính sách của Quang Trung trong xây dựng đất nước? Đóng góp của ông
1. Nêu tình hình kinh tế nước ta vào thế kỉ 16-18 (Đàng trong-Đàng ngoài)?
2. các chính sách của Quang Trung trong xây dựng đất nước? Đóng góp của ông
1. Tình hình kinh tế nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII ( thế kỉ 16-18 )
* Đàng Ngoài:
– Nông nghiệp:
+) Thời Mạc Đăng Doanh: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.
+) Khi diễn ra chiến tranh: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, thủy lợi và khai hoang không được chính quyền quan tâm, ruộng đất bỏ hoang, nhân dân đói khổ, phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.
~~Nguyên nhân~~
+ Do xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến
+ Ruộng công bị cường hào đem cầm bán
+ Chính quyền không quan tâm đến đời sông nhân dân
⇒ Nông nghiệp bị phá hoại.
– Thủ công nghiệp: Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
– Thương nghiệp:
+) Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.
+) Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.
+) Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…
* Đàng Trong:
– Nông nghiệp:
+) Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng .
+) Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.
+) Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa rất cao.
– Thủ công nghiệp:
+) Về cơ bản, Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài (xuất hiện thêm nhiều làng thủ công).
+) Thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ.
– Thương nghiệp:
+) Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.
+) Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Hội An buôn bán tấp nập.
+) Xuất hiện thêm một số đô thị, Thanh Hà, Hội An, Gia Định.
2. Các chính sách của Quang Trung trong xây dựng đất nước:
* Về nông nghiệp: ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
* Về công thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Mở của ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hóa ko ngưng đọng, làm lợi cho nhân dân.
* Về văn hóa, giáo dục:
+ Ban bố chiếu lập học.
+ Xây dựng dất nước, lấy việc dạy học làm đầu, tuyển chọn nhân tài làm gốc.
+ Các huyện, xã được khuyến khích mở trường học.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.