1
Nhiệt năng của một vật là
A:
thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật
B:
tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C:
động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật
D:
tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
2
Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat, nước nổi phía trên tạo thành mặt phân cách rõ rệt giữa 2 chất lỏng, sau một thời gian thì
A:
mặt phân cách vẫn như cũ nhưng nước ở phía dưới còn đồng sunfat ở phía trên.
B:
mặt phân cách vẫn như cũ, các chất lỏng trong bình không có gì thay đổi.
C:
đồng sunfat và nước chia thành nhiều lớp xen lẫn nhau và có thêm các mặt phân cách khác giữa các lớp đó.
D:
mặt phân cách mờ dần rồi biến mất, trong bình chỉ còn một chất lỏng màu xanh nhạt
3
Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hay chậm không làm ảnh hưởng đến
A:
vận tốc của vật
B:
thể tích của vật
C:
nhiệt năng của vật
D:
nhiệt độ của vật
4
Trong chất rắn không xảy ra đối lưu là vì
A:
khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B:
nhiệt độ của chất rắn thường không đủ lớn.
C:
các phân tử của chất rắn không có khả năng di chuyển thành dòng.
D:
các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
5
Người ta cung cấp một nhiệt lượng là 840kJ cho 4kg nước thì nhiệt độ của nước lúc sau là 720C. Nhiệt độ ban đầu của nước là
A:
500C
B:
0.50C
C:
720C
D:
220C
6
Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là
A:
2,94°C.
B:
293,75°C
C:
29,4°C.
D:
29,36°C
7
Quả bóng bay dù buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì
A:
bóng làm bằng cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại
B:
giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí trong quả bóng qua đó thoát ra ngoài
C:
khi mới thổi, không khí trong quả bóng còn nóng, sau đó mới lạnh dần đi và co lại
D:
không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài
8
Trong thí nghiệm của mình năm 1827, Brao-nơ quan sát được
A:
các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, có lúc nhanh, có lúc chậm, có lúc ngừng
B:
các hạt phấn hoa chuyển động liên tục theo một quỹ đạo nhất định.
C:
các phân tử nước chuyển động không ngừng theo một quỹ đạo nhất định
D:
các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
Bài 1.
$-$ Tổng động năng phân tử của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
$→$ Chọn $D.$
Bài 2.
$-$ Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên cao tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt $→$ Nước và đồng sunfat đã hòa vào nhau.
$→$ Chọn $D.$
Bài 3.
$-$ Khi các phân tử chuyển động nhanh lên thì nhiệt độ tăng dẫn đến vật nở ra vì nhiệt và thể tích tăng.
$→$ Chọn $A.$
Bài 4.
$-$ Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn không có khả năng di chuyển thành dòng.
$→$ Chọn $C.$
Bài 5.
$Q=mcΔt⇒Δt=50^oC⇒t_{bđ}=22^oC$
$→$ Chọn $D.$
Bài 6.
$5l$ nước $=$ $5kg$
$3l$ nước $=$ $3kg$
Gọi nhiệt độ khi cân bằng là $t.$
Ta có:
– Nhiệt lượng thu vào của $5l$ nước: $Q1=m_1c(t-t_1)$
– Nhiệt lượng tỏa ra của $3l$ nước: $Q_2=m_2c(t_2-t)$
Lại có: $\left\{ {\matrix{{m_1=5kg,t_1=20^oC} \cr{m_2=3kg,t_2=45^oC} \cr} } \right. $
Áp dụng ptrình cân bằng nhiệt:
$Q_1=Q_2⇔m_1c(t-t_1)=m_2c(t_2-t)$
$⇔m_1(t-t1)=m_2(t_2-t)$
$⇔5(t-20)=3(45-t)$
$⇔t≈29,4.$
$→$ Chọn $C.$
Bài 7.
$-$ Quả bóng bay dù buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
$→$ Chọn $B.$
Bài 8.
$-$ Trong thí nghiệm của mình năm $1827$, Brao-nơ quan sát được các hạt phấn hoa chuyển động liên tục theo một quỹ đạo nhất định.
$→$ Chọn $B.$