1.những nguyên nhân nào khiến thực dân pháp chiếm VN
2.vì sao thực dân pháp lại xâm lược bắc kì
3.tại sai pk chủ chiếm trong triều đại lại mún tổ chức cuộc phản công tại kinh thành huế
4. Vì sao triều đình huế kí hiệu ước giáp xuốt năm 1871
5.tại sao ns cuộc khỏi nghĩa hương khê là cuộc khiếm tiêu biểu nhất của pt cây hương
Khởi nghĩa yên thế cx những đều j khác so vs các cuộc khỏi nghĩa cà thời
Câu 1:
Nguyên nhân:
Tư bản Pháp muốn mở rộng thị trường vơ vét nguyên liệu
Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên có vị trí địa lí thuận lợi đông dân chế độ phong kiến suy yếu.
Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô liên quân Pháp Tây Ban Nha đã kéo đến Đã Nẵng.
Câu 2:
Nguyên nhân:
– Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
– Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
Câu 3:
Nguyên nhân:
Sau năm 1884 phe chủ chiếm do Tôn Thất Thuyết cầm đàu vẫn hy vọng dành lại chủ quyền dân tộc nên đã tích cực chuẩn bị hành động
Pháp muốn tiêu diệt phe chủ chiến nên Tôn Thất Thuyết đã quyết định tấn công Pháp.
Câu 4:
Trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Vì:
– Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
– Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
– Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Câu 5:
Bởi vì :
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh.
+ Thời gian tồn tại 10 năm
+ Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.
*Khởi nghĩa Yên Thế:
Mục đích: Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Thời gian tồn tại: Diễn ra trong 30 năm (1884 – 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám
Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
Lực lượng tham gia: Nông dân.
Phương thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
Tính chất: Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát
*Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương
Mục đích: Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Thời gian tồn tại: Diễn ra trong 10 năm (1885 – 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu.
Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
Lực lượng tham gia: Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.
Tính chất: Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.
Chúc bn hc tốt!