1 . Phân biệt bình nguyên và cao nguyên 2.so sánh địa hình núi và cao nguyên. 3.tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình núi ? Giúp hộ

By Camila

1 . Phân biệt bình nguyên và cao nguyên
2.so sánh địa hình núi và cao nguyên.
3.tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình núi ?
Giúp hộ

0 bình luận về “1 . Phân biệt bình nguyên và cao nguyên 2.so sánh địa hình núi và cao nguyên. 3.tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình núi ? Giúp hộ”

  1. 1. –Bình nguyên hay còn gọi là đồng bằng là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp. còn có thể nói bình nguyên là đất đai rộng lớn có địa hình tương đối bằng phẳng. bình nguyên có độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°. Khi độ cao không quá 200 m, người ta gọi nó là đồng bằng thấp, còn khi độ cao từ 200 m tới 500 m, gọi là đồng bằng cao.

    -Cao nguyên là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh.

    2.So sánh bình nguyên và cao nguyên:

    – Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng.

    – Khác nhau:

    + Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn.

    + Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.

    3. Sở dĩ người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi bởi vì: Đây là các dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.

    Trả lời

Viết một bình luận