1.Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 2.Nêu khái niệm sóng , thủy triều?đặc điểm sóng , thủy triều? 3.Phân tóch các nhân tố hình t

By Genesis

1.Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
2.Nêu khái niệm sóng , thủy triều?đặc điểm sóng , thủy triều?
3.Phân tóch các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
4.Khái niệm sinh quyển? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên sự phân bố sinh vật

0 bình luận về “1.Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 2.Nêu khái niệm sóng , thủy triều?đặc điểm sóng , thủy triều? 3.Phân tóch các nhân tố hình t”

  1. 1. một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

    a) Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
    b) Địa thế, thực vật và hồ đầm

    2. a) Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng

    b) Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối
    nước trong các biển và đại dương.

    – Đặc điểm:
            + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)
              thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
            + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
              thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

    3. a)Đá mẹ

    – Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

    – Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

    b) Khí hậu

    – Ảnh hưởng trực tiếp:

       + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt – ẩm.

       + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

    – Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

    c) Sinh vật

    – Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

    – Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

    – Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

    d)  Địa hình

    – Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

    – Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

    – Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

    e)  Thời gian

    – Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

    – Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

    – Các vùng tuổi đất:

       + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

       + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

    f. Con người

    – Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

    – Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

    Trả lời

Viết một bình luận