1. phong trào cần vương dược lan rộng và bùng nổ như thế nào ? nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 2. nêu diễn biến lần đánh bắc kì lần thứ nhất ?vì sao

1. phong trào cần vương dược lan rộng và bùng nổ như thế nào ? nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
2. nêu diễn biến lần đánh bắc kì lần thứ nhất ?vì sao nhà nguyên đông hơn mầ vẫn thua pháp
3. nêu thái độ của nhà nguyễn đối với thực dân pháp

0 bình luận về “1. phong trào cần vương dược lan rộng và bùng nổ như thế nào ? nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 2. nêu diễn biến lần đánh bắc kì lần thứ nhất ?vì sao”

  1. 1

    – Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

    – Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

    => Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

    – Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

    + Giai đoạn 1 (1885 – 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

    + Giai đoạn 2 (1888 – 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê.

    – Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX – Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).

    2

    Diễn biến:

    – Ngày 20 – 11 – 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

    – Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

    – Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

    • Thái độ của triều đình Huế: triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
    • Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
    • – Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884

    Bình luận
  2. câu 1 

    -khi cuộc tấn công thất bại , tôn thất thuyết phải đưa vua chạy ra tân sở (quảng trị) 

    – ngày 13/7/1885 , ông nhân danh vua hàm nghi ra chiếu ” cần vương” kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng dậy đấu tranh giúp vua cứu nước . từ đó phong trào diễn ra sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX 

    – được chia làm 2 giai đoạn 

    + giai đoạn 1 : (1885-1888) diễn ra nhiều nhất ở bắc kì và trung kì

    + giai đoạn 2 : (1888-1892) quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn và có quy mô lãnh đạo cao.

    – các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là :

    + khởi nghĩa ba đình 

    + khởi nghĩa hương khê

    + khởi nghĩa bãi sậy

    câu 2

    – khi quân pháp kéo đến thành hà nội , nhân dân ta đã đướng lên anh dũng chiến đấu

    – ngày 21/12/1873 , quân pháp đánh ra cầu giấy , chúng bị đội quân của hoang tá viêm kết hợp với cờ đen của lưu vĩnh phúc phục kích . gác-ni -ê cùng một số sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận

    +nhà nguyễn sợ thực dân pháp 

    + không tin vào sức mạnh của nhân dân và khó có thể thắng lợi được

    câu 3 

    thái độ của nhà nguyễn với thực dân pháp là 

    + ban đầu rất sát sao trong việc chống giặc ngoại xâm

    + sau khi pháp xâm chiếm được việt nam , triều nguyễn kí hết hiệp ước này đến hiệp ước khác khiến cho nhân dân cực khổ

    Bình luận

Viết một bình luận