1.Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp hóa học có ưu điểm nhược điểm gì hãy lưu ý khi sử dụng biện pháp này ?
2.mục đích của sản xuất giống cây trong ? điều kiện để bảo quản hạt giống tốt ? nội dung của phương pháp chọn lọc giống cây trồng ?
3.khái niệm vai trò của các biện pháp cải tạo đất trồng ?
4.Phân loại đất trong , phân loại phân bón ?
Bài 1:
-Tác hại của thuốc hóa học : dễ gây ngộ độc cho con người , cây trồng, vật nuôi. Làm ô nhiễm môi trường đất, nước, ko khí. Giết chết các sinh vật khác ở ruộng vườn
– ưu điểm : làm sâu bệnh chết nhanh , ko phá hoại cây trồng
– khi phun cần đảm bảo yêu cầu : do thuốc có tác dụng nhanh, ít tốn công nên sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng. phun thuốc đúng kỹ thuật(đảm bảo thời gian cách li, phun đều, ko phun ngược chiều gió và lúc mưa ) . đảm bảo an toàn lao động (khẩu trang, găng tay, giày, đeo kính, áo quần dài ,đội mũ… )
Bài 2:
Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là: – Sản xuất được giống mới có khả năng vượt trội hơn các giống cũ. – Duy trì và củng cố độ thuần chủng, sức sống, tính trạng đặc trưng, điển hình của giống cây. – Tạo ra đủ lượng hạt giống cung cấp cho sản xuất đại trà.
Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống ? Các điều kiện cần thiết: – Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. – Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.
Phương pháp chọn lọc
Chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt so sánh với giống ban đầu sau đó đem nhân giống sản xuất đại trà.
Phương pháp lai
Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn lên đầu nhụy của cây mẹ -> đem hạt cây mẹ gieo trồng ->cây lai -> đem nhân giống
Phương pháp gây đột biến
Dùng tia α, γ hoặc chất hóa học gây đột biến ở một số bộ phận của cây → chọn cây đột biến có lợi để nhân giống
Phương pháp nuôi cấy môĐặc điểm: Tách mô hoặc tế bào sống nuôi trong một môi trường đặc biệt → nẩy mầm thành cây con. Sau đó chọn lọc lại ta được giống mới.
Bài 3:
Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ: Tăng bề dày lớp đất trồng
Làm ruộng bậc thang: Hạn chế xói mòn
Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi
Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: Rửa phèn
Bón vôi: Giảm độ chua của đất
Bài 4:
+ Phân hóa học: Ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao. Dễ hòa tan nên cây dễ hấp thụ , hiệu quả nhanh. Bón nhiều liên tục sẽ làm cho đất hóa chua.
+Phân hữu cơ: Có nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Chất dinh dưỡng không sử dụng ngay mà cần phải trải qua quá trình kháng hóa mới sử dụng được. Hiệu quả chậm, không làm hại cho đất.
+ Phân vi sinh: Chứa vi sinh vật sống, thời hạn sử dụng ngắn . Mỗi loại chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định. Hiệu quả chậm, không làm hại cho đất.
Xin hay nhất nhé ạ!!