(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.
(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.
(Trích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ
2. Hình ảnh quê hương hiện lên như thế nào qua đoạn thơ trên
3.: Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tình cảm, thái độ của tác giả đối với quê hương
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2. Hình ảnh quê hương hiện lên với những gì tốt đẹp nhất: giàn “bầu” xanh mướt, “tiếng đàn” ngân khúc tình ca, “cô Tấm” hiền lành, dễ thương, nơi đất hồn chứa con người thật thà, những người anh hùng của đất nước. Quê tôi có “điệu xoè” không biết có tự bao giờ. Đẹp làm sao khi quê tôi có
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
3. Qua bài thơ quê hương, Nguyễn Bính đã làm rõ tình yêu quê hương của mỗi con người Việt một cách chân chất, hiền hoà. Phải chăng tác giả đã mượn câu từ nặng nghìn quặng sắt để nói đến tình yêu quê hương của bản thân mình, tác giả yêu quê hương sâu sắc thể hiện qua thái độ trân trọng, tự hào là con rồng cháu Lạc