1. Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả gì tại sao?
2. Giải thích mục đích, nội dung các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng
1. Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả gì tại sao?
2. Giải thích mục đích, nội dung các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng
1. Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả: Cây sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị chết.
Vì nếu không chăm sóc thì cây bụi, cỏ dại mọc nhiều, cây khó phát triển được. Dẫn đến tình trạng đất trống đồi trọc không được cải thiện, không ứng phó được với những thiên tai như lũ lụt, xói mòn đất,… gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của con người
2. Nội dung các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng:
– Tỉa, dặm cây: Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chổ đất trống.
– Làm cỏ quanh gốc: Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
– Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu.
– Xới đất, vun gốc: Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ.
– Phát quang và làm rào bảo vệ:
+ Phát quang là chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.
+ Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng.
1.
– Cây sẽ không thể phát triển rồi dần chết vì khi trồng cây, các cây bụi, cỏ dại mọc tùm lum, làm cây không phát triển được.
– Hậu quả: Gây ra tình trạng “đất trống đồi trọc” khó khắc phục, đâm ra không ứng phó được các trận bão lũ, xói mòn đất…gây ra hậu quả nghiêm trọng với tính mạng, tài sản của con người.
2.
– Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm thanh hàng rào bao quanh khu trồng rừng. Với cây trồng phân tán, làm rào bằng tre, nứa bao quanh quanh từng cây.
– Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.
– Làm cỏ: Tiến hành ngay sau khi trồng cây từ 1 – 3 tháng. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
– Xới đất, vun gốc: Độ sâu xới đất từ 8 – 13 cm, không làm tổn thương bộ rễ cây rừng mới trồng.
– Bón phân: Bón thúc phân ngay trong năm đầu, kết hợp với xới đất, vun gốc.
– Tỉa và dặm cây: Nếu hố có nhiều cây, chỉ để lại 1 cây. Hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi.