1. So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng trun

By Peyton

1. So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
3. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng?
4. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
5. Nêu những khó khăn hạn chế trong sx nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
*gợi ý câu 2,3,4 :
C/m : + Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng ( liệt kê những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn )
+ cơ sở hạ tầng, lưu trú, đường xá, nhân viên phục vụ…..

0 bình luận về “1. So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng trun”

  1. 1. đặc điểm địa hình và khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

    a) Vùng núi Đông Bắc

    – Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

    – Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

    – Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

    – Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

    -Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

    b)Vùng núi Tây Bắc

    -Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

    -Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

    +Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

    +Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

    +Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

    -Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

    2. du lịch là thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vì:

    – Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

    • Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…
    • Các vườn quốc gia: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế),…
    • Các di tích lịch sử – văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,…

    – Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế,.. 

    => Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

    3. nói du lịch là thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng, vì:

    Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch:

    * Có tài nguyên du lịch phong phú: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

    –  Tài nguyên du lịch tự nhiên:

    + Thắng cảnh: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…

    + Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định).

    + Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).

    –  Tài nguyên du lịch nhân văn:

    + Di tích văn hóa – lịch sư: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…

    + Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…

    + Làng nghề; gốm Bát tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị (Bắc Ninh), sứ Thanh trì (Hà Nội)…

    * Khí hậuthuận lợi, không quá khắc nghiệt, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.

    * Có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định với nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế  giáo dục quan trọng.

    * Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: 

    – Vị trí giao thông thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước và nước ngoài.

    – Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc, cảng Hải phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng).

    – Các tuyến đường sắt (Bắc – Nam, Hà Nội -Lào Cai, Hà Nội  – Đồng Đăng).

    – Các tuyến quốc lộ quan trọng, nối liền các thành phố lớn (QL 1A, 10, 5).

    * Dân cư tập trung đông đúc, đời sống người dân ngày càng nâng cao,nên nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng nội địa cũng tăng lên.

    * Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

    Trả lời

Viết một bình luận