1.So sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Tìm các từ ngữ của những kiểu so sánh đó? Đặt mỗi kiểu một ví dụ.
2.Nhân hóa là gì ? Các kiểu nhân hóa? Tìm một ví dụ.
3.ẩn dụ là gì? Tìm một ví dụ.
4.Hoán dụ là gì? Tìm một ví dụ.
1.So sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Tìm các từ ngữ của những kiểu so sánh đó? Đặt mỗi kiểu một ví dụ.
2.Nhân hóa là gì ? Các kiểu nhân hóa? Tìm một ví dụ.
3.ẩn dụ là gì? Tìm một ví dụ.
4.Hoán dụ là gì? Tìm một ví dụ.
1)
*So sánh là biện pháp tu từ nhằm
+ Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
+ Làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt
*những kiểu so sánh
+ so sánh ngang bằng:
Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là…
Ví dụ: “Trẻ em là búp trên cành”
+so sánh hơn kém
-Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…
-Ví dụ:“Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”
2)
*Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
*Các kiểu nhân hóa
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.
=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.
=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?
=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.
Ví dụ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy
=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.
3)
*ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:
– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
Ví dụ:
Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.
=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.
– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.
– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ
=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.
4)
hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
Ví dụ về hoán dụ
– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
– Này, cô bé áo vàng kia !
=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.
So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 2 kiểu so sánh :
– So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
– So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.
=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.
=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?
=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.
Ví dụ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy
=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.
Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
ví dụ Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ
=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất
hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
Ví dụ về hoán dụ
– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
– Này, cô bé áo vàng kia !
=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Bạn có thể bớt phần ví dụ đi nhé
mình ghi cho đầy đủ và bạn dễ chọn ra ví dụ hay nhất mà thôi