1.So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất: rắn, lỏng, khí
2.Nêu cấu tạo, tính chấ,t ứng dụng của băng kép
3.Hãy kể tên các loại nhiệt kế em đã học?Nêu công dụng mỗi loại
4.Làm thế nào để quả bóng bàn bị bẹp phồng lại như cũ?
5.Vì sao khi đun nước chúng ta không nên đổ nước đầy ấm?
Đáp án:
Câu 1:
– Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
– Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 2:
– Cấu tạo: Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.
– Tính chất: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại .
– Ứng dụng: Do băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại nên người ta ứng dụng tính chất trên vào việc đóng ngắt tự động mạch điện.
Câu 3:
Các loại nhiệt kế đã học :
– Nhiệt kế rượu: để đo nhiệt độ khí quyển.
– Nhiệt kế thủy ngân: để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
– Nhiệt kế y tế: để đo nhiệt độ cơ thể con người
Câu 4:
khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng nóng lên nên nở ra, mà không khí nở nhiều hơn vỏ bóng sẽ khiến quả bóng phồng lên như cũ.
Câu 5:
Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất “chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn” nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
Câu 1.
– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chât lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 2.
– Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.
– Băng kép được dùng làm rơ le tự động đóng ngắt mạch điện như trong bàn là, nồi cơm điện…
Câu 3.
-Nhiệt kế dầu : Dùng để đo nhiệt độ của dầu khi đang nguội hoặc khi đang sôi
-Nhiệt kế thủy ngân : Dùng để đo nhiệt độ trong thí nghiệm
-Nhiệt kế y tế : Dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
Câu 4.
– Muốn quả bóng bàn bị bepk phồng lên, ta chỉ cần nhúng nó vào nước nóng. Vì khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, không khí sẽ nở ra giúp quả bóng phồng to lên.
Câu 5.
– Vì khi đổ nước vào đầy ấm, nước gặp nhiệt độ cao do tiếp xúc với lửa nên nước sẽ nở ra và tràn ra ngoài. Do vậy ta không nên đổ nước đầy ấm.