1. Tác dụng của tình huống truyện: chuyện người con gái Nam Xương 2. Liệt kê các chi tiết kì ảo trong chuyện ng con gái Nam Xương, tác dụng?

1. Tác dụng của tình huống truyện: chuyện người con gái Nam Xương
2. Liệt kê các chi tiết kì ảo trong chuyện ng con gái Nam Xương, tác dụng?

0 bình luận về “1. Tác dụng của tình huống truyện: chuyện người con gái Nam Xương 2. Liệt kê các chi tiết kì ảo trong chuyện ng con gái Nam Xương, tác dụng?”

  1.  -Tình huống 1: Vũ Nương là người con gái tài sắc, đức hạnh vẹn toàn nhưng lấy phải người chồng ít học, lại có tính hay ghen
    – Tình huống 2: Khi chồng ra chiến trận, nàng chăm lo chu toàn mọi việc nhà, hiếu thảo với mẹ chồng và hết mực yêu thương con. Vì thương con thiếu vắng tình cha nên cứ tối đến, nàng chỉ lên chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha bé Đản, cũng để vơi bớt nỗi nhớ chồng
    – Tình huống 3: Hết hạn đi lính, Trương Sinh trở về, nhưng Vũ Nương chưa được hưởng hạnh phúc sum họp gia đình được bao lâu thì xảy ra bi kịch. Trong một lần, bé Đản buột miệng nói “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít…”. Chỉ vì sự nóng nảy, thiếu suy nghĩ, ghen tuông quá mức đến mức mù quáng, không phân biệt được đúng/sai mà chàng ta nổi giận, mắng nhiếc và đánh đuổi Vũ Nương hết sức thậm tệ.
    – Tình huống 4: Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử để giữ gìn khí tiết còn Trương Sinh sau đó, vào một đêm dưới ngọn đèn, bé Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói đó là cha. Chàng ta hiểu ra sự tình nhưng đã quá muộn.
    – Tình huống 5: Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan nhưng không thể trở về dương gian.
    => Việc xây dựng các tình huống truyện hết sức độc đáo đã giúp tác giả Nguyễn Dữ thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đề tác phẩm.

    *Những yếu tố kì ảo:
    – Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế.
    – Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang.

    *Ý nghĩa:
    – Làm hoàn chỉnh nước đẹp vốn có của Vũ Nương – một người ở thế giới khác vẫn khao khát phục hồi danh dự.
    – Tạo cái kết có hậu.
    – Thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan và đền trả xứng đáng.
    – Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

    Bình luận

Viết một bình luận