1/ tác hại của sâu bệnh. 2/ khái niệm về côn trùng và bệnh cây. 3/ nguyên tắc, biện pháp phòng trừ sâu bệnh. 4/ mục đích làm đất, các công việc làm đấ

1/ tác hại của sâu bệnh.
2/ khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
3/ nguyên tắc, biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
4/ mục đích làm đất, các công việc làm đất, bốn phân lót.
5/ cách bón phân và sử dụng các loại phân bón.
6/ mục đích và phương pháp sử lí hạt giống.

0 bình luận về “1/ tác hại của sâu bệnh. 2/ khái niệm về côn trùng và bệnh cây. 3/ nguyên tắc, biện pháp phòng trừ sâu bệnh. 4/ mục đích làm đất, các công việc làm đấ”

  1. 1/-giảm năng suất và chất lượng nông sản.- mất trắng.2/-côn trùng thuộc lớp ngành chân khớp. Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng .- đầu, mang, cho râu, biểu miệng , mắt kép.-vòng đời côn trùng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gọi là biến thái. Có hai loại là biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn. Bệnh ở cây trồng 1/ khái niệm: bệnh là trạng thái khác thường ở cây trồng.2/nguyên nhân: nấm , vi khuẩn, vi rút .3/biểu hiện khi cây bị sâu, bệnh: khi cây trồng bị sâu bệnh thì các bộ phận sẽ bị biến đổi về hình dạng, cấu tạo, màu sắc.3/nguyên tắc:-trừ sớm, nhanh, kịp phòng bệnh hơn trị bệnh.- nên sử dụng các biện pháp tổng hợp.

    Bình luận
  2. 1Tác hại của sâu bệnh làm giảm chất lượng nông sản, giảm năng suất cây trồng, sâu bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng

    Khái niệm về côn trùng và bệnh cây ?

    tác hại của sâu bệnh là j?

    khái niệm về côn trùng và bệnh cây.

     2Khái niệm về côn trùng:

    Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần:đầu, ngực, bụng. Ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu

    Thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng được gọi là vòng đời của côn trùng. Côn trùng có thể có lượi hoặc có hại.

    Khái niệm về bệnh cây:

    Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. Vi sinh vật có thể gây bệnh là nấm, vi khuẩn, vi rút.

    -3 Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:

    + Phòng là chính.

    + Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

    + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

    –4Làm đất nhằm mục đích  Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu,bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

    Các công việc làm đất

    Cày đất: xáo trộn lớp đất ở độ sâu từ 25 – 30 cm làm đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại.

     Bừa và đập đất để làm thu nhỏ đất , thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng

    – Công việc cày, bừa đất được tiến hành bằng trâu, máy cày hoặc búa đập.

    Lên luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dầy cho cây sinh trưởng, phát triển.

    – 5 Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót theo quy trình sau:

       + Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo gốc của cây.

       + Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

    -6 Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng để loại những hạt bị sâu mọt trong quá trình bảo quản, phòng trừ sâu hại đang bám trên hạt giống hoặc tấn công hạt giống sau khi nẩy mầm, giúp hạt giống nẩy mầm mạnh, đều, nhanh

    Có 2 cách để xử lý hạt giống:

    + Xử lý bằng nhiệt độ: Ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ, thời gian khác nhau.

    + Xử lý bằng hóa chất: Trộn hạt với hoá chất hoặc ngâm trong dung dịch chứa hoá chất.

    Bình luận

Viết một bình luận