1.Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay?
2.Tại sao trong lúc bay, cánh con bướm lại vỗ chậm hơn cánh con ong vẽ?
3.Tại sao một người đang chạy, đột nhiên muốn đi quanh một cái cột hay một thân cây, phải lấy một tay ôm lấy cột hay thân cây?
4.Bạn hãy quan sát kỹ sự chuyển động của con cá và con đỉa. Định luật thứ 3 của Newton đã được vận dụng như thế nào trong sự chuyển động của chúng?
5.Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên cao, khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên
cấm spam
Câu 1:
Khi đứng tại chỗ bật, chỉ có lực bật của chân giúp chúng ta nhảy
Khi chạy lấy đà, ta vừa có lực bật của chân, vừa có quán tính của cơ thể khi vừa chạy xong làm chúng ta bật xa hơn
Câu 2:
Ta thấy cánh bướm khá lớn, do đó lực cản không khí sẽ lớn hơn nên con bướm chỉ cần vỗ cánh chậm hơn thì sẽ đủ lực nâng đỡ bản thân
Còn ong vẽ thì cánh khá nhỏ, lực cản không khí tác dụng lên con ong vẽ do đó sẽ ít hơn, làm ong vẽ phải vỗ cánh nhanh hơn
Câu 3:
Muốn thay đổi hướng chuyển động thì phải có lực tác dụng vào vật, khi ta ôm cột hoặc thân cây thì sẽ tác động 1 lực níu giữ làm cho ta có thể thay đổi hướng chuyển động
Mặt khác khi đang chạy thì quán tính của cơ thể lớn, nếu đột ngột đổi hưởng mà không có lực giữ thì chúng ta sẽ bị ngã
Câu 4:
Khi con cá và con đĩa đẩy tác động vào nước 1 lực làm nước bị đẩy ra sau, nước cũng tác động lại con cá và con đĩa 1 lực làm cho con cá và con đĩa chuyển động về phía trước
Câu 5:
Diễn viên và ngựa đều chuyển động nên có cùng quán tính, mặt khác áp dụng: Sự rơi tự do trong không khí, vì diễn viên và ngựa có khối lượng khá lớn lực cản không khí tác dụng lên không đáng kể, do đó người và ngựa đều rơi cùng vận tốc, làm cho người vẫn rơi đúng vào yên
Đáp án:Câu 1:Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào chuyển động xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
2.
Khi di chuyển mà vận tốc không đổi, khối lượng chuyển dịch càng lớn thì động lượng càng nhiều. Vì khối lượng của cánh ong vẽ bé hơn khối lượng của cánh bướm nhiều lần, nên cánh ong sẽ nhất thiết phải đập nhanh hơn.
3.Để thay đổi hướng chuyển động nhất thiết phải tác động thêm một lực nào đó. Tác động giữa tay người và thân cây tạo ra lực này.
4.Trong khi chuyển động, các động vật này đẩy nước lại đằng sau, và chính nhờ định luật thứ 3 của Newton mà chúng chuyển động được về phía trước. Con đỉa đang bơi đẩy nước lại đằng sau nhờ thân uốn thành hình sóng. Con cá bơi được nhờ đuôi vẫy đi vẫy lại.
5. Diễn viên xiếc khi rời khỏi mình ngựa, vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính với vận tốc ban đầu, vì vậy mà vẫn rơi đúng vào yên ngựa.
Chúc bạn học tốt
Nhớ vote 5 sao và câu trả lời hay nhất
Giải thích các bước giải: