1. Tại sao con người và các động vật hô hấp tiêu thụ oxi rất nhiều, nhưng hàm lượng oxi trong không khí vẫn không đổi? 2. Oxi tan nhiều hay tan ít tro

1. Tại sao con người và các động vật hô hấp tiêu thụ oxi rất nhiều, nhưng hàm lượng oxi trong không khí vẫn không đổi?
2. Oxi tan nhiều hay tan ít trong nước? tại sao? Giải thích hiện tượng:
– các chậu cá ngoài chợ thường được sục khí vào.
– lươn, cua đồng, cá tràu khi mua về để sống được lâu thì cho 1 ít nước đủ không làm khô da cá, còn nếu cho ngập nước thì lại nhanh chết.
3. Trên các tàu vũ trụ, để hoạt động được trong thời gian dài, người ta làm thế nào để cung cấp oxi cho các phi hành gia?
4. Con người có thể nhịn thở mấy giây? Nhịn ăn bao lâu? Nhịn uống bao lâu?
5. Tầng ozon nằm ở vị trí nào? Tác dụng của tầng ozon? Các nguy cơ gây thủng tầng ozon và cách khắc phục?

0 bình luận về “1. Tại sao con người và các động vật hô hấp tiêu thụ oxi rất nhiều, nhưng hàm lượng oxi trong không khí vẫn không đổi? 2. Oxi tan nhiều hay tan ít tro”

  1. 1.

    Oxi trong bầu khí quyển trái đất mất đi do các quá trình hô hấp của sinh vật, các hoạt động đốt cháy, quá trình tạo ozon trong tầng ozon nhưng cũng đc tái tạo nhờ sự quang hợp của thực vật, sự phân huỷ ozon. Do đó lượng oxi trong ko khí ko  đổi. 

    2.  

    Phân tử oxi không cực nên rất khó khăn tạo liên kết hidro với nước. Do đó oxi tan rất kém trong nước. 

    – Nước trong các bể, chậu đựng cá ngoài chợ là rất nhỏ, mà trong nước hoà tan oxi ko nhiều nên cần sục khí oxi vào nước để cá có thể dễ dàng hô hấp, ko bị chết. 

    – Không nên cho lươn, cua đồng, cá tràu bơi ngập nước vì các loài này ko ưa nước sâu. 

    3. 

    Người ta nén oxi trong các bình dưỡng khí để các nhà du hành vũ trụ có thể sử dụng để thở trong môi trường loãng oxi. 

    4. 

    Con người nhịn thở tối đa trong 180s, nhịn ăn tối đa trong 3 tuần, nhịn uống tối đa trong 3 ngày (các giới hạn của cơ thể bình thường) 

    5. 

    Tầng ozon nằm ở trên tầng đối lưu, dưới tầng bình lưu. 

    Tầng ozon ngăn chặn các tia UVB, UVC (năng lượng rất cao, rất nguy hiểm), cho phép UVA (ít nguy hiểm) đi qua 

    => Tầng ozon có tính chọn lọc cao, nó bảo vệ sự sống các sinh vật trên trái đất. 

    Các nguy cơ gây thủng tầng ozon là các hoá chất sinh ra từ hoạt động công nghiệp. VD: các freon (CF2Cl2, CFCl3,…) trước kia sưr dụng trong tủ lạnh, các oxit nitơ (NO, NO2,…) từ sự đốt nhiên liệu. 

    Biện pháp: nghiêm cấm sử dụng freon và hạn chế khí thải thoát ra môi trường.

    Bình luận

Viết một bình luận