1/tại sao khỉu than trong lò người ta đậy nắp bếp than làm phản ứng xảy ra chaaml lại 2/tại sap sự cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí 3

1/tại sao khỉu than trong lò người ta đậy nắp bếp than làm phản ứng xảy ra chaaml lại
2/tại sap sự cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí
3/tại sao người ta phải đục lỗ trong viên than tổ ong

0 bình luận về “1/tại sao khỉu than trong lò người ta đậy nắp bếp than làm phản ứng xảy ra chaaml lại 2/tại sap sự cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí 3”

  1. 1) Giảm nồng độ chất tham gia phản ứng (khi oxi) làm giảm tốc độ phản ứng

    2) Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxi bởi vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 còn lại là nhiều chất khí khác ; do đó trong không khí khi cháy lượng oxi có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng cháy còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác ( như nitơ, cacbonic,…). Vì vậy nhiệt lượng tỏa ra cũng thấp hơn so với khi cháy trong oxi nguyên chất.

    3) Khi nhóm lò, không khí bị đốt nóng bốc lên cao. Những cái lỗ của viên than tổ ong chính là đường đi của không khí nóng bốc lên. Thế là liên tục có không khí nóng đi lên, lại không ngừng có khí lạnh từ dưới viên than bổ sung tới thì mới đủ lượng ôxy cần thiết cho việc đốt than, ngọn lửa mới có thể vươn lên, nhiệt lượng do đó mà tăng dần.

    Bình luận
  2. 1/ Khi đậy nắp bếp, lượng oxi tiếp xúc với than giảm đi nên phản ứng xảy ra chậm lại.

    2/ Vì trong không khí chỉ có 21% oxi nên sự cháy trong oxi xảy ra mạnh hơn. 

    3/ Để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí, hiệu suất cháy cao hơn. 

    Bình luận

Viết một bình luận