1) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 2) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 3) Tại sao khi rót nướ

By Iris

1) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
2) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
3) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốcthuỷ tinh mỏng?
4) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?

0 bình luận về “1) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 2) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 3) Tại sao khi rót nướ”

  1. Bạn tham khảo :

    1 , Khí nỏng nhẹ hơn khí lạnh vì khối khí nóng nhẹ hơn khối khí lạnh vì khối khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn khối khí lạnh 

    2 , Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình sự nóng chảy và sự đông đặc

    3 , Khi rót nước nóng vào thủy tinh vỡ vì mặt trong của thủy tĩnh được nóng trước , bên ngoài sẽ nóng sau  . Hai lực này đã chèn nhau và gây ra vỡ cốc . 

    4 , Bạn thấy đấy giấy ( vải ) và đèn là vật rất nhẹ . Dùng lửa đốt chúng , chúng sẽ làm tỏa hơi nóng ra ngoài . Và không khí sẽ tình cơ ảnh hưởng vì nhiệt  . Không khí sẽ nở ra khi nóng lên  trở nên nhẹ không khí hơn ( như ở câu 1 mình có nói ) không khí bình thường . Làm đèn ( vật tầm dầu ) có thể bay lên một cách dễ dàng

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1)

    Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

    2)

    Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể:

    –         Đồng nóng chảy từ thể rắn sang thể lỏng (khi nung trong lò)

    –         Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn (khi nguội trong khuôn đúc)

    3)

    Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.

    4)

    Khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “đèn trời” có thế bay lên cao vì không khí trong đèn trời bị nung nóng nờ ra, nhẹ hơn không khí bên ngoài, tạo nên lực đẩy cho đèn bay. Lưu ý đèn trời củng là vật dễ gây hỏa hoạn nên khi thả phải hết sức chú ý

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

     

    Trả lời

Viết một bình luận